CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Vì sao các phi công phương Tây "sợ" MIG-29?

Phi công tiêm kích Canada Bob Wade sau khi bay thử MiG-29 nói: “Tôi kinh ngạc về sức cơ động và khả năng điều khiển của tiêm kích này, nhất là khả năng của nó thay đổi hướng trong khi bay..."
Tiêm kích MiG-29 khi đang bay.
Ngày 6/10/1977, tiêm kích MiG-29 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Các công trình sư của Viện OKB Mikoyan đã đưa vào nó một dự trữ thiết kế to lớn đến mức các biến thể mới nhất của MiG-29 đến nay vẫn đặt các phi công NATO nay đã ngồi trên thế hệ tiêm kích mới vào tình thế khó khăn.

Thay đổi thế hệ

Vào cuối thập kỷ 1960, được biết công ty McDonnell Douglas của Mỹ đang thực hiện dự án tiêm kích thế hệ mới - thế hệ 4 - F-15 Eagle. Người ta cũng bắt đầu biết đến các tính năng bay-kỹ thuật dự kiến của nó. 
Đây là một cái tin tồi tệ cho Liên Xô vì các tiêm kích Xô-viết tại thời điểm đó không có khả năng cạnh tranh với tiêm kích Mỹ.
Các chiến lược gia Mỹ cũng có suy nghĩ tương tự là phát triển và sản xuất loạt lớn các tiêm kích hạng nhẹ tương đối rẻ tiền, có trọng lượng khoảng 10 tấn và trang bị cho chúng các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến có tính đột phát để chúng đáp ứng yêu cầu của tiêm kích thế hệ 4. 
Loại máy bay như thế cùng lúc là 2 máy bay: F-16A Fighting Falcon của công ty General Dynamics và tiêm kích trên hạm F/A-18 Hornet của McDonnell Douglas. Trong tình huống đó, Liên Xô quyết định phát triển trong thời gian cực ngắn một loại tiêm kích chiến thuật tiên tiến cho không quân của mình. 
Nhưng đồng thời, để tiết kiệm kinh phí, họ đã quyết định cùng với một tiêm kích hạng nặng tương tự F-15 Eagle sẽ phát triển cả một tiêm kích hạng nhẹ, có sức mạnh tấn công dù là nhỏ hơn, nhưng lại cơ động hơn. OKB Mikoyan được giao thực hiện nhiệm vụ này sau khi giành thắng lợi trong cuộc thi với các viện thiết kế Sukhoi và Yakovlev. Còn OKB Sukhoi thì bắt tay vào chế tạo tiêm kích hạng nặng thế hệ mới Su-27.
Chính bộ 4 tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 này đã trở thành bộ 4 xuất sắc nhất trong lịch sử không quân thế giới trong thập kỷ 1980-1990. Một số trong các loại máy bay này thậm chí đến nay vẫn giữ được ưu thế. 
Quả thực là nếu không tính đến sự xuất hiện của tiêm kích thế hệ 5. Nhưng chúng hiện còn quá ít và các phi công chưa sử dụng chúng đủ thành thục.Ý tưởng thiết kế của các nhà sản xuất châu Âu cũng không chịu đứng yên. 
Đồng thời với việc chế tạo các tiêm kích thế hệ 4 của Liên Xô và Mỹ, công ty Pháp Dassault Aviation cũng bắt tay vào phát triển loại máy bay tương tự với tên gọi Mirage 2000. 
Hạng nhẹ tứ đại gia
Các loại tiêm kích này được trang bị cho không quân gần như cùng lúc. F-16A bay lần đầu vào năm 1974, đưa vào trang bị vào năm 1979; F/A-18 tương ứng là vào năm 1978 và 1983; MiG-29 - vào năm 1977 và 1983; Mirage 2000 - vào năm 1978 và 1984. 
Nhưng tất cả đều có số phận sản xuất loạt khác nhau. Về mặt này, F-16 giữ ngôi quán quân: Mỹ đã sản xuất 4.540 chiếc F-16 các loại; tiếp đó là F/A-18 - 1.800; MiG-29 - 1.600, Mirage 2000 - 620. Cần nhớ rằng, 3 loại đầu trong số đó vẫn tiếp tục được sản xuất, còn Mirage 2000 đã bị dừng sản xuất vào năm 2007. 
Ta hãy bắt đầu ở những chỗ mà MiG-29 thua kém các đối thủ Mỹ và Pháp. MiG-29 có hệ thống thiết bị avionics yếu hơn. Điều đó bị quy định bởi việc ngành điện tử Liên Xô không phải ở đỉnh cao vào cuối thập kỷ 1970. 
MiG-29 có dự trữ làm việc của động cơ giữa các lần sửa chữa thấp, chỉ là 400 giờ, còn ở các biến thể tiếp theo, chỉ số này được tăng lên đến 700 giờ. 
Ở các máy bay Mỹ và Pháp, chỉ số này nằm trong khoảng 1.500-2.000 giờ. Tuy vậy, đó không phải là khiếm khuyết của động cơ mà là đặc điểm bảo dưỡng nó tại các đơn bị bay. Ở Mỹ, việc sửa chữa định kỳ được ấn định theo tình trạng kỹ thuật của động cơ, chứ không theo giờ bay. 
Việc sửa chữa nhỏ được tiến hành trực tiếp tại các trung đoàn tiêm kích. Để làm thế cần có đội ngũ kỹ thuật viên bảo dưỡng có trình độ cao tại các đơn vị và có các thiết bị chẩn đoán chính xác cao. Ở Liên Xô và nay là ở Nga, cách tiếp cận đó không được áp dụng. 
Địch thủ chính của MiG-29 hai động cơ là F-16A một động cơ. Việc có 2 động cơ giúp tăng đáng kể khả năng sống còn của MiG-29 vì nó có khả năng bay với 1 động cơ. MiG-29 cũng có thể cất cánh với 1 động cơ, nên cho phép tiếp cận thời gian cất cánh khi có báo động.
Các nhược điểm thứ yếu khác của MiG-29 là tầm bay khá ngắn - dưới 1.000 km, trong khi ở F-16A là 1.300 km, Mirage 2000 là 1.800 km. F/A-18 có bán kính chiến đấu 1.100 km. 
Tuy vậy, tầm hoạt động không phải là tham số cơ bản đối với máy bay chiến thuật vì nó được triển khai ngay sát vùng chiến sự. 
Vô địch về cơ động 
Nhưng nếu nhìn đến các ưu điểm của MiG thì mọi nhược điểm của nó sẽ tan biến trên nền đó. MiG-29 có các tính năng bay độc đáo nhớ khung thân được thiết kế tuyệt vời và nhờ các động cơ RD-33 có lực đẩy 2×5.040 kgf, khi tăng lực là 2×8.300 kgf. 
Ở F-16A, thông số này tương ứng là 1×7.900 kgf và 1×12.900 kgf. Kết hợp với đặc tính khí động tuyệt vời và cánh có diện tích lớn (38,6 km2) - ở F-16A là 27,8 km2. - nó giúp máy bay có sức cơ động cao cả theo phương đứng và phương ngang, cho phép thực hiện vòng lượn có bán kính nhỏ và thực hiện các thao tác bay độc đáo. MiG-29 thực hiện được thao tác “quay đuôi”. 
Nhờ những ưu điểm đó, MiG-29 là vô đối trong không chiến. Dưới đây là nhận xét về MiG-29 của phi công tiêm kích Canada Bob Wade với 6.500 giờ bay sau khi bay thử MiG-29: “Tôi kinh ngạc về sức cơ động và khả năng điều khiển của tiêm kích này, nhất là khả năng của nó thay đổi hướng trong khi bay. Một tiêm kích với khả năng xoay trở kinh hoàng. 
Tôi không được phép đưa ra so sánh trực tiếp với loại tiêm kích cụ thể nào đó của phương Tây, nhưng tôi có thể nói rằng, các tính năng của nó khi bay trình diễn trên không cho đến cả bay ở tốc độ thấp là không thua kém hoặc tốt hơn những gì mà các tiêm kích phương Tây làm được”.
Thuộc về tính cơ động còn có tham số tốc độ leo cao, ở MiG-29, chỉ số này là 330 m/s so với 270 m/s ở F-16A. Sự khác biệt về tốc độ tối đa cũng lớn là 2,3М so với 2,0М. 
Một ưu điểm không thể tranh cãi của MiG-29 có được từ các yêu cầu đối với nó là tương đối dễ tính trong bảo dưỡng. Và khả năng bay từ các đường băng chuẩn bị kém. MiG-29 có cấu trúc bộ càng gia cường và các bộ hút khí có tác dụng ngăn các vật lạ bên ngoài văng vào động cơ. 
Còn nếu nói về các biến thể cuối của nó là MiG-29М và MiG-35, thì chúng đã thuộc về thế hệ 4++. Và cũng giống như mẫu cơ sở, chúng mang trong mình những đặc tính bay tuyệt vời được di truyền.
Theo VietnamDefence

Không có nhận xét nào: