CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Những cái nhất về tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Mỹ sở hữu tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất, trong khi Liên Xô/Nga giữ kỷ lục về tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới.


1. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Nautilus của Mỹ là chiếc tàu ngầm động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu được khởi đóng năm 1951, hạ thủy ngày 14/6/1952, bắt đầu chạy thử ngày 21/1/1954. Thông số kỹ thuật cơ bản: chiều dài 97,4 m; rộng 8,4 m; mớn nước 7,9 m khi nổi; lượng giãn nước tối đa 4.092 tấn, độ sâu hoạt động 150 m; thủy thủ đoàn 105 người.
Nautilus có khả năng chạy ngầm liên tục trong 50 ngày với tốc độ 23 hải lý/h, quãng đường hành trình lên đến hàng trăm nghìn hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu, trên tàu trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
Tàu ngầm hạt nhân USS Nautilus (SSN-571)
Sự xuất hiện của Nautilus đã mở ra trang sử mới trong việc tàu ngầm có thể hoạt động lâu dài mà không cần nổi lên mặt nước, khiến cho tính cơ động, tính bí mật và khả năng tác chiến được nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Đến tháng 5/1979, chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Hải quân Mỹ và thế giới đã chính thức được nhận sổ hưu.

2. Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay là tàu ngầm chiến lược Dự án 941 Akula (Tên định danh NATO: Typhoon) do Liên Xô chế tạo và biên chế cho Hạm đội Phương Bắc vào năm 1983.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Dự án 941 Typhoon
Typhoon có chiều dài 175 m; rộng 23 m; mớn nước khi nổi 12 m; lượng giãn nước đầy tải 48.000 tấn; tốc độ chạy ngầm 27 hải lý/h; thủy thủ đoàn 160 người; vũ khí trang bị gồm 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RSM-52 tầm bắn 8.300 km có thể mang theo nhiều đầu đạn với độ chính xác trong vòng bán kính 650 m và 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
Theo ước tính, một chiếc tàu ngầm chiến lược lớp Typhoon nếu phóng hết cơ số tên lửa hạt nhân mang theo sẽ gây ra sức công phá lớn hơn tất cả số bom đạn đã sử dụng trong thế kỷ XX cộng lại (bao gồm cả 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Nhật Bản).

3. Tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất
Tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới là chiếc Améthyste thuộc lớp Rubis của Hải quân Pháp, lượng giãn nước đầy tải của chiếc tàu ngầm hạt nhân này chỉ là 2.620 tấn với chiều dài 73,6 m; rộng 7,6 m; mớn nước 6,4 m khi nổi.
Tàu ngầm hạt nhân Améthyste (S-605)
Do kích thước nhỏ nên không gian trong tàu rất hẹp, thời gian hoạt động ngầm liên tục là 60 ngày do bị hạn chế bởi lượng thực phẩm mang theo; thủy thủ đoàn 62 người được chia thành 2 ca thay nhau làm việc.
Loại tàu ngầm này có thể chạy với tốc độ 25 hải lý/h, độ sâu hoạt động tối đa 300 m, không thua kém nhiều so với những tàu ngầm hạt nhân khác của Anh và Mỹ. Tàu được vũ trang với 4 ống phóng lôi cỡ 533 mm, mang theo hỗn hợp 14 tên lửa chống hạm SM-39 Exocet hoặc ngư lôi F17 Mod 2.

4. Tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất
Tàu ngầm Dự án 705 Lira (Tên định danh NATO Alfa) được đóng dưới thời Liên Xô, chính thức vào biên chế năm 1978 hiện vẫn là tàu ngầm hạt nhân có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Tàu ngầm hạt nhân Dự án 705 Lira (Alfa)
Khi chạy ngầm tàu có lượng giãn nước 3.800 tấn; dài 81,4 m; rộng 9,5 m; mớn nước khi nổi 7,6 m; tốc độ lớn nhất 42 hải lý/h; độ sâu lặn tối đa 900 m. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân, 2 động cơ turbine hơi nước 1 trục công suất 3.000 mã lực và còn có thêm 2 hệ thống đẩy phụ trợ khác.
Các tàu ngầm lớp Alfa được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, mang theo hỗn hợp 18 ngư lôi loại SET-65 hoặc 53-65K và 24 thủy lôi.

5. Tàu ngầm hạt nhân tấn công tiên tiến nhất
Seawolf SSN-21 của Mỹ được xem là siêu tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của thế kỷ XXI, Seawolf đã đúc rút những thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất của thế giới đương đại, tạo bước đột phá trên rất nhiều phương diện.

Tàu ngầm hạt nhân Seawolf SSN-21
Lớp tàu này có thân được mở rộng, rút ngắn chiều dài, áp dụng tuyệt vời thiết kế kiểu giọt nước khiến cho sức cản của nước giảm thiểu đến mức nhỏ nhất. Tàu có lượng giãn nước 9.138 tấn, dài 108 m, rộng 12 m,  động cơ áp dụng kiểu lò phản ứng làm mát bằng nước loại mới có công suất lớn, ít tiếng ồn, hoàn toàn tin cậy, thể tích phù hợp, đồng thời đây cũng là thế hệ tàu ngầm đầu tiên sử dụng công nghệ đẩy phản lực nước khiến cho tiếng ồn giảm đi đáng kể.
Seawolf có tốc độ tối đa 35 hải lý/h, độ sâu lặn 300 m, thủy thủ đoàn 140 người. Tàu được trang bị vũ khí và hệ thống tác chiến tiên tiến gồm hỗn hợp 50 tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi Mk48 bắn qua 8 ống phóng ngư lôi cỡ 660 mm.
Seawolf không chỉ có khả năng tấn công tàu mặt nước, tàu ngầm mà còn có thể tập kích mục tiêu trên bờ. Tính tiên tiến và đa năng của Seawolf khiến nó không chỉ là khắc tinh của tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà còn có thể thực hiện bước đột phá có hiệu quả trong việc chống ngầm, trở thành vũ khí lý tưởng của hải quân nhằm thể hiện sự uy hiếp tiền duyên.

Không có nhận xét nào: