CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Những "sát thủ đại dương" mạnh nhất thế giới



Các tàu ngầm tấn công với khả năng hoạt động êm và hệ thống vũ khí cực mạnh được xem là những sát thủ đáng gờm trong lòng đại dương.

Tàu ngầm

Tàu ngầm điện-diesel lớp Agosta là sản phẩm của tập đoàn đóng tàu nổi tiếng thế giới DCNS, Pháp. Tàu được đưa vào hoạt động trong hải quân Pháp từ năm 1977. Tàu ngầm lớp Agosta có chiều dài 67 m (76 m với Agosta 90B), chiều ngang 6 m, lượng giãn nước khi lặn 1.760 - 2.050 tấn. Tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm TSM-223 gồm 4 mảng gắn trên thân tàu và một mảng kéo theo, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước DRUA-33 cùng hệ thống định vị và dẫn đường dưới nước. Agosta được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, ống phóng này có thể sử dụng để phóng tên lửa chống ngầm SM-39 Exocet, cơ số ngư lôi và tên lửa 16 quả. Tàu ngầm lớp Agosta đang hoạt động trong hải quân Tây Ban Nha và Pakistan. Ảnh: Military-today

Type-209 là loại tàu ngầm phi hạt nhân bán chạy nhất thế giới
Type-209 là loại tàu ngầm phi hạt nhân bán chạy nhất thế giới 

Type-209 là loại tàu ngầm phi hạt nhân bán chạy nhất thế giới, với 61 chiếc đã được sản xuất trong đó có 59 chiếc đã đi vào hoạt động. Type-209 được thiết kế bởi Howaldtswerke-Deutsche Werft, Đức dành riêng cho xuất khẩu. Tàu có chiều dài 64,5 m, chiều ngang 6,5 m, mớn nước 6,2 m, lượng giãn nước từ 1.100 - 1.500 tấn tùy biến thể. Type-209 được trang bị một bộ cảm biến quang điện tử bao gồm một camera màu độ phân giải cao cùng màn hình ảnh nhiệt thế hệ 3 cung cấp khả năng giám sát tự động cao. Cảm biến chính của tàu là bộ định vị thủy âm Atlas Elektronik CSU 90 cùng một radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước hoạt động ở băng tần I. Type-209 được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng mang theo 14 ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon. Hệ thống động lực của tàu bao gồm 4 động cơ diesel MTU 12V 396 công suất 2,8 MW, 4 máy phát điện cùng một động cơ điện truyền động cho chân vịt 1 trục. Tàu ngầm Type-209 có tốc độ tối đa 11 hải lý/giờ khi nổi, 22 hải lý/giờ khi lặn, phạm vi hoạt động 8.000 hải lý ở tốc độ 10 hải lý/giờ. Ảnh: Naval-technology

Tính đến năm 2008, Gotland là loại tàu ngầm hiện đại nhất của hải quân Thụy Điển
Tính đến năm 2008, Gotland là loại tàu ngầm hiện đại nhất của hải quân Thụy Điển

Tính đến năm 2008, Gotland là loại tàu ngầm hiện đại nhất của hải quân Thụy Điển. Gotland cũng là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ không khí độc lập AIP. Động cơ AIP có thể giúp tàu ngầm hoạt động liên tục vài tuần dưới nước, điều mà trước đây chỉ có tàu ngầm năng lượng hạt nhân mới thực hiện được. Tàu có chiều dài 60,4 m, rộng 6,2 m, mớn nước 5,6 m, lượng giãn nước khi lặn 1.600 tấn. Cảm biến chính của tàu là bộ định vị thủy âm CSU-90-2. Tàu ngầm lớp Gotland được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi 400 mm. Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel cùng 2 động cơ AIP chu trình đóng Stirling công suất 75 kw/chiếc. Động cơ AIP giúp tàu ngầm hoạt động êm hơn, ít phải nổi lên mặt nước nên đảm bảo được tính bí mật cao. Bên cạnh đó, thân tàu còn được bọc gạch cao su chống âm giúp tàu trở nên khó phát hiện hơn, đặc biệt là ở vùng biển Baltic. Ảnh: Defesaaereanaval

Sodermanland là lớp tàu ngầm động cơ AIP được chế tạo bởi
Sodermanland là lớp tàu ngầm động cơ AIP được chế tạo bởi 

Sodermanland là lớp tàu ngầm động cơ AIP được chế tạo bởi Kockums, Thụy Điển. Hai chiếc trong lớp này đã được đóng mới và đưa vào sử dụng từ năm 1990. Hai tàu ngầm này đã được hiện đại hóa vào năm 2004 để trang bị động cơ không khí độc lập AIP, một biến thể tương tự được gọi là tàu ngầm lớp Archer đã được xuất khẩu cho Singapore. Tàu có chiều dài 60,5 m, rộng 6,1 m, mớn nước 5,6 m, lượng giãn nước khi lặn 1.700 tấn. Tàu ngầm lớp Sodermanland được trang bị tới 9 ống phóng ngư lôi trong đó có 6 ống phóng loại 533 mm, 3 ống phóng loại 400 mm. Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel, 2 động cơ AIP Stirling, tốc độ tối đa khi lặn 20 hải lý/giờ. Ảnh: Photobucket

Soryu là lớp tàu ngầm mạnh nhất của hải quân Nhật Bản
Soryu là lớp tàu ngầm mạnh nhất của hải quân Nhật Bản

Soryu là lớp tàu ngầm mạnh nhất của hải quân Nhật Bản được đưa vào hoạt động từ năm 2009. Tàu được trang bị hệ thống điện tử hàng hải tối tân, khả năng tàng hình cao, hệ thống vũ khí cực mạnh biến nó thành sát thủ đáng gờm dưới mặt nước. Cảm biến chính của tàu gồm bộ định vị thủy âm Oki ZQQ-7, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước ZPS-6F, hệ thống tác chiến điện tử ZLR-3-6. Vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng mang theo 30 ngư lôi và tên lửa. Nhân tố chính làm nên sức mạnh đáng sợ của tàu ngầm lớp Soryu là nó được trang bị động cơ AIP chu trình đóng Stirling sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Động cơ này giúp tàu hoạt động êm hơn, lâu hơn dưới nước. Bộ trưởng Quốc phòng Australia, David Johnston từng phát biểu rằng, ông "cực kỳ ấn tượng" về tàu ngầm lớp Soryu sau khi tham quan trong khuôn khổ chương trình đàm phán mua loại tàu ngầm này từ Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia

Scorpene là lớp tàu ngầm phi hạt nhân tối tân của Pháp
Scorpene là lớp tàu ngầm phi hạt nhân tối tân của Pháp

Scorpene là lớp tàu ngầm phi hạt nhân tối tân của Pháp chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Tàu có chiều dài từ 61,7 - 75 m tùy loại động cơ được trang bị, chiều rộng 6,2 mét, mớn nước 5,4 mét, lượng giãn nước 1.565 - 2.000 tấn. Tàu ngầm lớp Scorpene được trang bị hệ thống điện tử hàng hải hiện đại với cốt lõi là hệ thống quản lý chiến đấu đa chức năng SUBTICS cho phép đối phó hiệu quả với nhiều loại mục tiêu khác nhau. Vũ khí trên tàu gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, ống phóng này có thể phóng tên lửa chống tàu SM-39 Exocet, cơ số ngư lôi và tên lửa 18 quả. Hệ thống động lực trên tàu có thể tùy chọn động cơ diesel hoặc động cơ không khi độc lập AIP MESMA. Tàu đạt tốc độ tối đa khi lặn 20 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 6.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu 8 hải lý/giờ. Ảnh: Wikipedia

Tàu ngầm lớp Kilo
Tàu ngầm lớp Kilo

Tàu ngầm lớp Kilo được hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "Black Hole" (Hố đen) bởi khả năng hoạt động cực êm của nó. Tàu ngầm này được xây dựng với 2 dự án Kilo 877 và Kilo 636, trong đó dự án 636 được đánh giá cao hơn cả. Tàu ngầm lớp Kilo 636 được trang bị hệ thống điện tử hàng hải hiện đại, cảm biến chính là bộ định vị thủy âm GMK-400EM, hệ thống định vị thủy âm phát hiện mìn và tránh va chạm MG-519EM. Thân tàu được bọc một lớp gạch cao su chống âm giúp làm méo tín hiệu của các hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Tàu ngầm Kilo được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, trong đó 2 ống phóng trên cùng được sử dụng để phóng tên lửa chống hạm siêu âm Club-S tầm bắn 220 km. Tàu có thể mang 18 quả ngư lôi và tên lửa. Kilo được trang bị động cơ diesel công suất 5.900 mã lực, tốc độ tối đa khi lặn 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 7.500 hải lý ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu 7 hải lý/giờ. Ảnh: Wikipedia

Lada là loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 4 hiện đại nhất của Nga.
Lada là loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 4 hiện đại nhất của Nga.

Lada, Project 677 là loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ 4 hiện đại nhất của Nga. Lớp tàu ngầm này được dự định thay thế cho tàu ngầm lớp Kilo trong biên chế hải quân Nga. Lada được trang bị một loạt các công nghệ tiên tiến giúp tàu hoạt động êm hơn, hệ thống vũ khí mạnh mẽ và đa dạng hơn. Project 677 sẽ là loại tàu ngầm đầu tiên của Nga được trang bị động cơ không khí độc lập AIP. Lada có lượng giãn nước giảm khoảng 25% so với tàu ngầm Kilo, tàu hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao nên thủy thủ đoàn chỉ còn 35 người so với 53 người của tàu ngầm Kilo. Vũ khí trên tàu gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể khởi động tên lửa chống tàu Club-S tầm bắn 300 km. Cảm biến chính của tàu ngầm lớp Lada là hệ thống định vị thủy âm Lira được xem là kiệt tác công nghệ tìm kiếm, phát hiện, tấn công mục tiêu dưới nước của Nga. Ảnh: Military-today

Sát thủ đại dương Type-212
Sát thủ đại dương Type-212

Sát thủ đại dương Type-212 của Đức nổi bật với khả năng hoạt động ở độ sâu tới 700 m. Nó được xem là tàu ngầm phi hạt nhân lặn sâu nhất thế giới. Type-212 được trang bị những công nghệ điện tử hàng hải tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Cảm biến chính của tàu là hệ thống định vị thủy âm CSU 90 (DBQS-40FTC), radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước Type 1007, hệ thống tác chiến điện tử FL 1800U. Type-212 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi 13 quả, hệ thống tên lửa phòng không Idas. Hệ thống động lực của tàu ngầm 212 gồm 1 động cơ diesel MTU-396 16V, 1 động cơ điện Type FR6439. Động cơ điện này được cung cấp năng lượng từ động cơ AIP gồm 9 pin nhiên liệu PEM. Type-212 có tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 8.000 hải lý ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu 8 hải lý/giờ. Ảnh: Naval-technology

Không có nhận xét nào: