CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Những vũ khí Triều Tiên trong biên chế quân đội Việt Nam


(Soha.vn) - Nhân dịp ngoại trưởng Ri Su-yong đến thăm VN và tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), chúng ta hãy cùng điểm lại một số vũ khí "đáng chú ý" mà VN đã mua của Triều Tiên.

1. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud
Tên lửa đạn đạo Scud
Scud là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được Liên Xô phát triển trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ Scud xuất phát từ tên gọi NATO “SS-1 Scud” vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa này còn tên chính thức của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-17, R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này).
Cái tên Scud còn được nhiều phương tiện truyền thông dùng để gọi không chỉ những tên lửa này mà cả các loại tên lửa được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của Liên Xô, đôi khi Scud còn được dùng để gọi bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào không phải của phương Tây.
Thông số cơ bản của tên lửa R-17 (Scud B): Dài 11,25 m; đường kính 0,88 m; Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 cho tầm bắn 300 km, vận tốc 1,7 km/s, sai số 900 m; trọng lượng phóng 5.900 kg, mang theo đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 80 kT.
Bệ phóng di động 9P117 Uragan và đạn tên lửa R-17 (Scud B) của Việt Nam
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), vào năm 1981 Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 bệ phóng di động 9P117 Uragan cùng khoảng 25 tên lửa R-17 (còn gọi là Scud B), số liệu những năm tiếp theo không được công bố.

Tài liệu “Quân đội Nhân dân Việt Nam: Hiện đại hóa và Phát triển” của Giáo sư Carlyle A.Thayer - Học viện Quốc phòng Australia viết vào năm 2009 cho biết: Việt Nam từng mua một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud C từ Triều Tiên vào tháng 4/1995. Loại tên lửa này là phiên bản cải tiến của Scud B với tầm bắn tăng lên 550 km và lắp đầu nổ nặng 770 kg. Đến tháng 2/1999, Việt Nam tiến hành đàm phán thêm với Triều Tiên về việc nâng cấp các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud B cũ nhận từ Liên Xô lên chuẩn Scud C hiện đại hơn.
Gần đây còn xuất hiện thêm một số thông tin cho rằng Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để tự sản xuất tên lửa Scud D trong nước. Phiên bản Scud D có tầm bắn tăng lên tới 700 km và sai số thu hẹp xuống chỉ còn 50 m, tuy nhiên đầu đạn của tên lửa cũng bị thu nhỏ lại chỉ còn 500 kg.
2. Tàu ngầm mini lớp Yugo
Tàu ngầm mini lớp Ghadir - phiên bản tàu ngầm Yugo do Iran sản xuất

Yugo là tên ký hiệu NATO dành cho một loại tàu ngầm cỡ nhỏ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, sở dĩ có tên gọi Yugo là do Phương Tây tin rằng chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm này được đóng tại Nam Tư vào năm 1965 (Nam Tư trong tiếng Anh là Yugoslavia). Hiện tại Triều Tiên đã chuyển giao thiết kế tàu ngầm Yugo cho Iran để họ tự sản xuất ra biến thể Ghadir của riêng mình.
Thông số cơ bản của tàu ngầm lớp Yugo: Dài 20 m; rộng 3,1 m; lượng giãn nước 90 tấn khi nổi và 110 tấn khi lặn. Tàu được trang bị 1 động cơ diesel MTU 320 mã lực cùng 1 động cơ điện dự bị cho tốc độ tối đa 10 hải lý/h khi nổi và 4 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động 550 hải lý. Thủy thủ đoàn 4 người cùng 6 - 7 lính đặc nhiệm. Hệ thống cảm biến gồm sonar và radar mini, vũ khí gồm 2 ống phóng lôi cỡ 406 hoặc 533 mm.
Tàu ngầm mini lớp Yugo của Việt Nam
Theo giáo sư Carlyle A.Thayer, vào năm 1997 Việt Nam đã mua 2 tàu ngầm mini lớp Yugo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đây chính là những chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam sau khi thương vụ mua lại 1 tàu ngầm cỡ lớn lớp Foxtrot của Hải quân Nga đóng tại cảng Cam Ranh bị hủy bỏ.
Việt Nam dùng 2 tàu ngầm lớp Yugo này chủ yếu cho công tác huấn luyện để thủy thủ có thể làm quen trước khi mua tàu ngầm cỡ lớn lớp Kilo hiện đại hơn hẳn. Có nguồn thông tin cho biết, phía Triều Tiên cũng đã chuyển giao cho Việt Nam một số ngư lôi loại 533 mm đi kèm tàu nhưng toàn bộ số đạn này đều đã quá cũ và hết hạn sử dụng từ lâu khiến cho Việt Nam sau đó phải đi mua ngư lôi từ Nga về để thay thế. Cả hai chiếc tàu ngầm trên được nước ngoài cho là đã ngừng hoạt động từ năm 2012.

Không có nhận xét nào: