Ngoài ra, FPI còn đang xem xét các dự án liên quan về vật liệu composite dành cho tiêm kích tương lai và có thể sắp tới sẽ lựa chọn một dự án.
“Trước hết, điều đó liên quan đến các phương pháp kiểm soát trạng thái của chúng các vật liệu composite hơn là các vật liệu composite. Đó là yếu tố then chốt đối với vật liệu composite”, ông Grigoriev nói thêm.
Trước đó, Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất OAK tiết lộ dự tính chế tạo được mẫu tiêm kích thế hệ 6 đầu tiên của Nga sau khoảng 12 năm nữa. Các nhà phân tích quân sự khẳng định, các nước châu Âu hàng đầu sẽ không chế tạo tiêm kích thế hệ 5 và chuyển ngay sang thế hệ 6 không người lái.
Dự kiến, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là các hệ thống máy bay tự động hóa không người lái, sức cơ động và tốc độ không bị hạn chế bởi “yếu tố con người”, được tích hợp vào hệ thống máy tính chỉ huy chiến đấu chung. Như vậy, các máy bay có thể được sử dụng cả ở chế độ có người lái và không người lái. Mỹ dự định, trang bị tiêm kích thế hệ 6 cho Không quân và Hải quân Mỹ vào năm 2030-2050, trong khi tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor được nhận vào trang bị từ năm 2001.
Hiện nay, Nga đang thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 và có thể bắt đầu nhận vào trang bị từ năm 2016. Máy bay được trang bị hệ thống thiết bị avionic hoàn toàn mới và radar anten mạng pha tiên tiến. T-50 cất cánh lần đầu vào tháng 1/2010, được trưng bày công khai tại triển lãm MAKS-2011 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Tại triển lãm MAKS-2013, 3 chiếc T-50 đã lần đầu tiên bay tốp trình diễn.
Nguồn: RIA Novosti, VietnamDefence
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét