Tuy thông tin chi tiết vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên các chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới và là phiền bản hoàn thiện hơn so với các tên lửa hành trình hiện nay.
Vào tháng 9/2014, Nga đã tiến hành những thử nghiệm cuối cùng đối với tên lửa hành trình mới mới nhất, được phát triển bởi hãng NPO Mashinostroyenia, một phần của Tập đoàn Tên lửa Chiến lược Nga.
Theo ông Alexander Leonov - giám đốc điều hành của NPO Mashinostroyenia, loại tên lửa mới này được thiết kế để sử dụng trong Hải quân Nga. Cùng với việc hoàn thành thử nghiệm loại tên lửa trên, 2 loại tên lửa trên bộ và trên biển cũng đã vượt qua các buổi thử nghiệm.
Hiện vẫn chưa có thông tin về tên, số hiệu, hay thậm chí là những thống số và đặc điểm tác chiến của loại tên lửa mới này.
Mặc dù các thông tin về tên lửa được giữ kín cẩn thận, một số phán đoán ban đầu cho thấy đây sẽ là tên lửa siêu thanh, bởi hãng NPO Mashinostroyenia gần đây đang chủ động nghiên cứu lĩnh vực này và trước đây không lâu, một số mẫu tên lửa siêu thanh như BrahMos-2 đã được trưng bày triển lãm.
Ngoài ra, chương trình phát triển này cũng nhằm mục đích hiện đại hóa số lượng tên lửa hiện đang được sử dụng. Cụ thể là một hệ thống điều khiển tên lửa mới, sử dụng những linh kiện hiện đại và các thuật toán máy tính để đảm bảo độ chính xác cao cho tên lửa. Rất có thể, hệ thống định hướng ở các tên lửa hiện có sẽ được thay thế.
Hiện tại, một trong những tên lửa siêu thanh được sản xuất bởi NPO được ưa chuộng nhất trên thị trường thế giới là P-800 Onyx, còn có tên gọi khác là Yakhont. Các tên lửa siêu thanh khác của NPO đều dựa trên nền tảng của tên lửa Yakhont.
Tên lửa P-800 Onyx, còn gọi là Yakhont. Dự kiến tên lửa hành trình mới sẽ còn tốt hơn cả P-800 hiện tại. |
Ông Dmitry Boltenkov, một chuyên gia quân sự và là tác giả sách về quân đội, nói rằng: "Lý thuyết về đa dạng hóa lực lượng tiến công, tức là một hạm đội khi chiến đấu sẽ được hỗ trợ không chỉ bằng không quân mà còn bằng một số đơn vị quân bộ, hiên đang được áp dụng trong Hải quân Nga.
Do đó, tên lửa mặt đất và trên biển sẽ đóng vai trò lớn trong hoạt động của lực lượng này. Chúng không chỉ có khả năng tấn công chiến hạm địch với độ chính xác cao, mà còn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên bộ”.
Cũng theo Boltenkov, việc đưa hệ thống tên lửa hành trình mới vào sử dụng trong quân đội sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh của Hải quân Nga. Cùng lúc đó, các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù thông tin về tên lửa vẫn được giữ bí mật, có thể nói rằng loại tên lửa mới này cũng sẽ được xuất khẩu.
Một số nước như Việt Nam và Indonesia đều có nhu cầu mua các loại tên lửa mặt đất và trên biển của Nga. Theo một số báo cáo, tên lửa Yakhont của Việt Nam được Nga cung cấp như một phần của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có thể đánh trúng các mục tiêu trên bộ và trên biển.
Boltenkov nói thêm rằng hệ thống tên lửa Sopka và Rubezh của Liên Xô đã được cung cấp cho hơn mười nước trên thế giới và thậm chí còn được sử dụng thường xuyên trong một số cuộc xung đột, ví dụ như xung đột Ả Rập – Israel.
Hệ thống tên lửa của Nga là nguyên nhân khiến nhiều nước phải dè chừng. Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Michael Connor bày tỏ sự lo ngại về sự lớn mạnh của hạm đội tàu ngầm của Nga.
Lý do mà ông đưa ra là sự kiện thử nghiệm tên lửa Bulava, lần gần đây nhất được phóng thử thành công là vào tháng 9 năm nay. Khi được phóng từ một địa điểm nằm giữa biển Bắc Cực, loại tên lửa xuyên lục địa này đã vượt hàng ngàn km để đánh trúng mục tiêu tại khu thử nghiệm Kura nằm ở cực Đông của nước Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Russia & India Report (RIR), ấn bản tại Ấn Độ của website tin tức Russia Beyond the Headlines của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét