CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Những căn cứ chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương

Các căn cứ hiện tại lẫn quá khứ của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.

Các căn cứ hiện tại lẫn quá khứ của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.  

Theo tờ Brisbane Times hôm qua, tàu đổ bộ Mỹ USS Bonhomme Richard thuộc biên chế của Hạm đội 7 đã cập cảng Brisbane của Úc, chuẩn bị cho sứ mệnh tuần tra các vùng biển đang “nóng” thuộc châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả biển Đông. Đợt tuần tra lần này cũng là lần ra quân đầu tiên của máy bay vận tải MV-22 Osprey cùng tàu USS Bonhomme Richard. Ngoài ra, khoảng 10.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ đã được triển khai đến vùng Tây Thái Bình Dương từ tháng 6, tham gia các cuộc tập trận đa quốc gia và thăm hữu nghị các nước đồng minh trong khu vực. Cụ thể, theo tờStars and Stripes, tàu sân bay USS George Washington với thủy thủ đoàn 5.500 người đã khởi hành từ Yokosuka , còn tàu ngầm hạt nhân USS Hampton cũng đang có mặt tại khu vực trong sứ mệnh kéo dài 6 tháng. Stars and Stripes dẫn lời thiếu tướng Mark Montgomery, Tư lệnh Đội tác chiến tàu sân bay USS George Washington và lực lượng chiến đấu của Hạm đội 7, cho hay Mỹ đang cập nhật chiến lược C4I (tức chỉ huy, tình báo, công nghệ) liên tục theo chu kỳ 2 hoặc thậm chí 1 năm/lần, nhằm hỗ trợ đồng minh theo kịp những chuyển động mới về an ninh trong khu vực.  
Những căn cứ chiến lược của Mỹ ở Thái Bình DươngTàu đệm khí xuất phát từ tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard - Ảnh: Stars and Stripes
Cứ điểm chiến lược
Kế hoạch triển khai cấp tập lực lượng đến khu vực của Mỹ sẽ gặp thách thức cực lớn về hậu cần lẫn chiến lược nếu không có sự hiện diện của chuỗi căn cứ trải dài từ Guam đến Đài Loan. Từ năm ngoái, nước này đã bắt đầu thương thảo với các nước Đông Nam Á về việc đồn trú không thường trực và tiếp cận các căn cứ cũ.
Mới đây nhất, Đài GMA dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chính thức xác nhận Mỹ và Nhật Bản sẽ được quyền tiếp cận “có giới hạn và tạm thời” đối với các căn cứ quân sự tại Philippines. Thông tin này phù hợp với tuyên bố của giới chức Bộ Quốc phòng nước này rằng họ đang xem xét kế hoạch xây dựng các căn cứ hải quân và không quân mới tại vịnh Subic, đồng thời sẽ cho phép lực lượng Mỹ và Nhật hiện diện thường xuyên hơn. Subic, thuộc đảo Luzon, từng được Mỹ dùng làm nơi khởi đầu các chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1992, Thượng viện Philippines không phê chuẩn việc tiếp tục cho Mỹ thuê căn cứ tại Subic. Theo Reuters, Subic chỉ cách bãi cạn Scarborough mà Philippines đang tranh chấp với Trung Quốc khoảng 124 hải lý, rất thích hợp để điều động lực lượng tới đây khi cần.
Bên cạnh đó, vào tháng 4, chiến hạm cận bờ (LCS) mang tên USS Freedom của Mỹ đã đến Singapore sáng 18.4, chở theo thủy thủ đoàn 91 người và 1 máy bay trực thăng MH-60 Seahawk với sứ mệnh đồn trú luân phiên trong 8 tháng. Đây là chiến hạm đầu tiên trong số 4 LCS của Mỹ được Singapore đồng ý cho đồn trú không thường trực ở nước này. Tờ The Straits Times dẫn lời các chuyên gia nhận định việc bố trí các LCS ở Singapore, được coi là một điểm tựa tại trung tâm vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, phản ánh chủ trương “xoay trục” về khu vực của Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ đã đưa khoảng 250 lính thủy đánh bộ tới Darwin (Úc). Đây là lực lượng đầu tiên trong kế hoạch triển khai tổng cộng 2.500 binh sĩ đến Úc cho tới năm 2017. AFP còn dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith cho biết Canberra và Washington sẽ cùng xây dựng căn cứ do thám, được biên chế máy bay không người lái, tàu ngầm hạt nhân… trên cụm đảo Cocos thuộc Ấn Độ Dương. Căn cứ này cách đảo Java (Indonesia) khoảng 1.000 km về phía tây nam.
Song song đó, Mỹ đang ra sức tăng cường sức mạnh tại các căn cứ chủ lực tại những đồng minh thân thiết như Nhật Bản và Hàn Quốc về con người lẫn vũ khí hiện đại. Giới quan sát cho rằng chiến lược của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là xây dựng 2 tuyến ngăn chặn: tuyến dựa vào các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc phối hợp với lực lượng ở Singapore, Philippines và Đài Loan còn tuyến thứ hai gồm các căn cứ Guam, Tinian và Hawaii phối hợp với Úc. 
Một số căn cứ chủ chốt
- Hawaii: Nơi tập trung căn cứ hải - lục - không quân và là tổng hành dinh của Hạm đội Thái Bình Dương với khoảng 100 tàu chiến, gồm cả tàu sân bay.
- Guam: Căn cứ không quân Andersen là một trong 4 căn cứ triển khai oanh tạc cơ chiến lược. Đây cũng là cảng nhà của 3 tàu ngầm hạt nhân.
- Nhật Bản: Có đủ căn cứ hải quân, không quân, lục quân và lính thủy đánh bộ với khoảng 38.000 lính được triển khai tại 85 cơ sở ở Honshu, Kyushu và Okinawa, cộng thêm 11.000 người trên các căn cứ nổi. Tàu sân bay USS George Washington thường xuyên neo đậu ở nước này.
- Hàn Quốc: Hiện có 15 căn cứ quân sự Mỹ, hầu hết thuộc về lục quân.
- Úc: Khoảng 250 lính thủy đánh bộ đang hiện diện tại Darwin, miền bắc Úc và sẽ tăng dần lên mức 2.500 lính.
(Nguồn: US Defense Dept)
Thụy Miên

Không có nhận xét nào: