CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Mỹ có thể tránh được sa lầy tại Việt Nam, nếu biết lắng nghe...

Mỹ có thể tránh được sa lầy tại Việt Nam, nếu biết lắng nghe...Binh sĩ Mỹ trên chiến trường Việt Nam.

Ngày 9.7, Hãng thông tấn Anh BBC đã đăng tải bài viết về việc chuyên gia phân tích chiến lược quốc phòng Mỹ Konrad Kellen - thuộc tổ chức tư vấn Rand Corporation - từng đưa ra những phân tích xác thực về việc Mỹ không thể giành được chiến thắng trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Năm 1969, Kellen đề xuất Mỹ phải rút quân về nước trong vòng một năm, nhưng đã không được chính quyền lắng nghe…

Đánh giá sai ý chí Bắc Việt Nam

Kellen là một người Do Thái gốc Đức, nhập cư vào Mỹ. Ông là anh em họ của nhà kinh tế học Albert O Hirshman và nhà bác học Albert Einstein. Kellen gia nhập lực lượng tình báo của quân đội Mỹ trong Đại chiến TG II. Sau chiến tranh, ông trở thành nhà phân tích chính sách của tổ chức uy tín Rand Corporation tại California, nơi thực hiện những đánh giá quốc phòng quan trọng. Và đây cũng là nơi ông đối mặt với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp: Dự án Nhuệ khí và Động cơ Việt Nam (Vietnam Motivation and Morale Project).

Dự án này được khởi tạo bởi chuyên gia quốc phòng Mỹ Leon Goure vào những năm 1960, nhằm tìm hiểu cách thức để bẻ gãy nhuệ khí của quân đội miền Bắc Việt Nam khi đó. Vào thời điểm này, không lực Mỹ đã đánh bom dữ dội miền Bắc Việt Nam vì muốn chặn đứng sự hỗ trợ đối với phong trào yêu nước tại miền Nam. Lầu Năm góc cho rằng miền Bắc Việt Nam “chỉ là một đốm nhỏ trên bản đồ thế giới, và có thể dễ dàng bị triệt tiêu”.

Tuy nhiên, Lầu Năm góc không hề biết gì về những người cộng sản Bắc Việt, không hề hiểu văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam cũng như ngôn ngữ Việt. Và công việc của Goure qua dự án trên là tìm hiểu được những suy tính của những người cộng sản Bắc Việt Nam khi đó.

Goure đến Sài Gòn và sống trong một biệt thự cổ của Pháp trên đường Rue Pasteur. Ông ta thuê các phiên dịch người Việt và cử họ đến các vùng nông thôn với nhiệm vụ tìm những tù binh Việt Cộng bị bắt giữ và phỏng vấn họ. Trong vòng vài năm sau đó, tổng cộng 61.000 trang tài liệu đã được chuyển về cho Goure và dịch sang tiếng Anh để tổng kết và phân tích. Và kết luận của Goure là: Việt Cộng đã nản chí và chuẩn bị từ bỏ miền Nam nếu Mỹ tăng thêm sức mạnh quân đội, tăng cường ném bom. Trong phán đoán của Goure, những người cộng sản Bắc Việt Nam “sẽ tuyệt vọng rời bỏ vũ khí và la hét chạy về Hà Nội”.

Goure đã trình bày phân tích này với mọi nhân vật trọng yếu của Mỹ đến Sài Gòn, với các chỉ huy quân đội Mỹ. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson cũng được cho là luôn mang theo các bản báo cáo của Goure trong túi áo. Những gì Goure phân tích đã hình thành nên chính sách của Mỹ ở Việt Nam.

Thất bại bởi quá tự tin

Chính quyền Mỹ tin vào những gì Goure nói, trừ Kellen. Ông đã đọc toàn bộ các cuộc phỏng vấn với tù binh Bắc Việt Nam, song đưa ra một kết luận hoàn toàn khác. Nhiều năm sau, Kellen nói rằng ông bắt đầu nghĩ lại về phân tích của Goure sau một cuộc phỏng vấn rất ấn tượng với một đại úy từ Bắc Việt. Theo Kellen, người sĩ quan đó không nghĩ về cuộc chiến trên bình diện thắng hay thua, mà sẽ luôn chiến đấu vì lòng yêu nước, bất kể sự khác biệt về sức mạnh quốc phòng giữa hai bên. Điều này khiến Mỹ sẽ không thể bẻ gãy sức mạnh ý chí của họ.

Goure không nhìn ra được điều này, bởi ông ta quá tự tin vào sức mạnh siêu cường của Mỹ. Trong chiến dịch ném bom đầu tiên xuống miền Bắc Việt Nam mang tên Sấm Rền, Mỹ thả xuống mảnh đất nhỏ bé này số lượng bom bằng toàn bộ số đã ném xuống nước Đức trong suốt Thế chiến II. Goure chỉ nhìn vào số lượng, và ông ta không thể tin được rằng miền Bắc Việt Nam lại có thể đứng lên chống chọi với Mỹ sau đợt không kích kinh hoàng đó.

Tuy nhiên, Kellen đã suy luận khác với Goure và chứng minh những kết luận của chuyên gia này hoàn toàn sai lệch. Kellen cho rằng “Việt Cộng không hề từ bỏ miền Nam Việt Nam và cũng không hề bị đánh bại”. Theo lời Kellen, đó là trận chiến mà Mỹ không thể giành chiến thắng hôm nay, ngày mai hay thậm chí là những ngày sau đó. Kellen đã viết các báo cáo dài, với những thông tin chi tiết phân tích cục diện cuộc chiến, và chứng tỏ sự sai lầm trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Kellen và các đồng nghiệp tại Rand đã viết một lá thư ngỏ lên chính quyền Mỹ, đề nghị rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 1 năm. Song ý kiến này đã không được lắng nghe. Và cuộc chiến tiếp tục diễn ra và ngày càng tồi tệ.

Năm 1968, một đồng nghiệp của Kellen gặp Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger - một trong những kiến trúc sư cho cuộc chiến Việt Nam khi đó - và thúc giục Kissinger gặp Kellen. Song cuộc gặp không diễn ra. Nếu như Kissinger đổi ý và gặp Kellen, có thể cục diện lịch sử đã khác đi.

Không có nhận xét nào: