Một tài liệu mật của Chính phủ Mỹ được Hãng Kyodo xác nhận, máy bay trinh sát của hải quân Mỹ vẫn tiến hành tuần tra hàng hải thường xuyên để giám sát các hoạt động ở Biển Đông.
Máy bay P3C Orion của Mỹ đã tuần tra ở vùng Biển Đông, đặc biệt là vùng tranh chấp” - tài liệu cho biết. Theo tài liệu này, hoạt động trinh sát và do thám của P3C Orion chủ yếu tập trung ở khu vực Bãi Cỏ Mây thuộc chủ quyền của Việt Nam (tên quốc tế gọi là Second Thomas Shoal).
Hồi năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiết lộ, Philippines muốn Mỹ triển khai máy bay trinh sát P3C Orion trên vùng biển tranh chấp, vì Philippines thiếu khả năng giám sát các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ tại Biển Đông. “Chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất với những gì đang có. Quân đội cũng nhận thức được hạn chế về trang thiết bị hải quân, không quân và kinh phí để hỗ trợ thực hiện những nỗ lực ở Biển Đông” - tài liệu viết và nói thêm rằng “quân đội cần có một cách nhìn khác về tình báo từ các trụ sở và cơ quan cao hơn có liên quan tới các nỗ lực của chúng ta”.
Theo giới chuyên gia quân sự, P3C Orion là loại máy bay chống tàu ngầm và giám sát hàng hải, có thể đánh chặn thông tin liên lạc và là một trong những máy bay nhạy cảm nhất của Mỹ. Năm nay, P3C Orion đã tham gia cuộc tập trận hải quân song phương giữa Hải quân Mỹ, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng vũ trang của 9 quốc gia đối tác ở Nam Á và Đông Nam Á. Năm ngoái, P3C Orion tham gia tập trận để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống giám sát tuần duyên, một dự án của Philippines được Mỹ và Australia tài trợ nhằm phát triển một chuỗi trạm radar để giúp đối phó với các mối đe dọa hàng hải tiềm tàng ở phía nam Philippines.
Kể từ tháng 2, quân đội Philippines cho biết Trung Quốc liên tục phái tàu khu trục và tàu hải giám tới gần vùng biển tranh chấp. Năm ngoái, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý và vẫn duy trì sự hiện diện tại đây. Trong khi đó, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Philippines 421 triệu USD từ năm 2002 đến 2011 để giúp nước này hiện đại hóa quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 28.7 đã xác nhận kế hoạch di dời các căn cứ không quân và hải quân chính của nước này đến Vịnh Subic - căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở phía bắc thủ đô Philippines. Theo một báo cáo mật của Bộ Quốc phòng Philippines, mục tiêu kế hoạch di dời là tạo điều kiện cho lực lượng không quân và hải quân tiếp cận nhanh chóng các vùng biển đảo ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp. Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines mà Hãng AP có được bản sao cho biết, vị trí chiến lược của căn cứ Subic sẽ cho phép thu ngắn thời gian di chuyển của chiến đấu cơ được tung ra các vùng ngoài Biển Đông.
Hồi năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiết lộ, Philippines muốn Mỹ triển khai máy bay trinh sát P3C Orion trên vùng biển tranh chấp, vì Philippines thiếu khả năng giám sát các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ tại Biển Đông. “Chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất với những gì đang có. Quân đội cũng nhận thức được hạn chế về trang thiết bị hải quân, không quân và kinh phí để hỗ trợ thực hiện những nỗ lực ở Biển Đông” - tài liệu viết và nói thêm rằng “quân đội cần có một cách nhìn khác về tình báo từ các trụ sở và cơ quan cao hơn có liên quan tới các nỗ lực của chúng ta”.
Theo giới chuyên gia quân sự, P3C Orion là loại máy bay chống tàu ngầm và giám sát hàng hải, có thể đánh chặn thông tin liên lạc và là một trong những máy bay nhạy cảm nhất của Mỹ. Năm nay, P3C Orion đã tham gia cuộc tập trận hải quân song phương giữa Hải quân Mỹ, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ và lực lượng vũ trang của 9 quốc gia đối tác ở Nam Á và Đông Nam Á. Năm ngoái, P3C Orion tham gia tập trận để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống giám sát tuần duyên, một dự án của Philippines được Mỹ và Australia tài trợ nhằm phát triển một chuỗi trạm radar để giúp đối phó với các mối đe dọa hàng hải tiềm tàng ở phía nam Philippines.
Kể từ tháng 2, quân đội Philippines cho biết Trung Quốc liên tục phái tàu khu trục và tàu hải giám tới gần vùng biển tranh chấp. Năm ngoái, Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý và vẫn duy trì sự hiện diện tại đây. Trong khi đó, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Philippines 421 triệu USD từ năm 2002 đến 2011 để giúp nước này hiện đại hóa quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 28.7 đã xác nhận kế hoạch di dời các căn cứ không quân và hải quân chính của nước này đến Vịnh Subic - căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở phía bắc thủ đô Philippines. Theo một báo cáo mật của Bộ Quốc phòng Philippines, mục tiêu kế hoạch di dời là tạo điều kiện cho lực lượng không quân và hải quân tiếp cận nhanh chóng các vùng biển đảo ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp. Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines mà Hãng AP có được bản sao cho biết, vị trí chiến lược của căn cứ Subic sẽ cho phép thu ngắn thời gian di chuyển của chiến đấu cơ được tung ra các vùng ngoài Biển Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, sau khi kết thúc chuyến công du 6 ngày tới Ấn Độ và Singapore, hôm 27.7 đã nói rằng, Mỹ đang hối thúc Trung Quốc nhanh chóng đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. “Điều đó phải được thực hiện vì lợi ích của tất cả mọi nước, kể cả Trung Quốc, để có được giải pháp thông qua đàm phán” – ông Biden nói. Trong khi đó, hồi cuối tuần, Hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải của Trung Quốc đã thực hiện tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, phóng đi hơn 10 quả tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Các tàu và máy bay chiến đấu của Trung Quốc diễn tập nội dung tấn công tàu chiến đang di chuyển của đối phương.
Vân Anh
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét