CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Vì sao Triều Tiên duy trì lực lượng đặc nhiệm đông nhất thế giới?

Lực lượng đặc nhiệm, được coi là 1 trong 5 quân chủng của quân đội Triều Tiên, đứng thứ nhất thế giới về số lượng, với khoảng 180.000 – 200.000 người.
Đặc nhiệm cũng là một quân chủng
Triều Tiên hiện có hơn 1 triệu quân thường trực, là quân đội đông thứ 4 thế giới hiện nay. Bên cạnh đó là hơn 8 triệu người thuộc lực lượng dự bị, dân quân. Như vậy trên lý thuyết, với hơn 9 triệu thành viên, chiếm đến 40% dân số, Triều Tiên đang có một lực lượng quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Triều Tiên còn được cho là đang sở hữu kho vũ khí hoá học lớn thứ 3 trên thế giới. Lực lượng đặc nhiệm, được coi là 1 trong 5 quân chủng của quân đội nước này, đứng thứ nhất thế giới về số lượng, với khoảng 180.000 – 200.000 người.


Bộ máy quân sự khổng lồ này được hỗ trợ bởi chính sách ‘Songun’, (chính sách Tiên quân, đặt quân sự trên hết). Chính sách này là kim chỉ nam cho mọi quyết sách, hoạt động khác có liên quan. Các nghiên cứu ước tính rằng ngân sách cho quân sự của Triều Tiên có thể tương đương 15% đến 22% GDP. Ngược lại, từ 20% đến 40% GDP của Triều Tiên lại đến từ các cơ sở kinh tế thuộc về quân đội.
Đặc nhiệm là 1 trong 5 quân chủng của quân đội Triều Tiên
Giấc mơ thống nhất bằng vũ lực
Về cơ bản, học thuyết quân sự của Triều Tiên đặt quân đội nước này ở thế tấn công, với mục tiêu là thống nhất 2 miền bằng vũ lực. Nó chịu nhiều ảnh hưởng từ học thuyết quân sự của Liên Xô, và có sự biến đổi qua từng thời kì lịch sử.
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên đến từ 5 thành tố chính: lục quân, hải quân, không quân, lực lượng đặc nhiệm, và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Rất nhiều người đã biết đến chương trình hạt nhân đình đám của Triều Tiên, vốn thường xuyên là tâm điểm của các tin tức quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Triều Tiên còn duy trì một kho vũ khí hoá học khổng lồ.
Mặc dù chiến lược quân sự của Triều Tiên có bản chất là tấn công, một phần của nó vẫn mang tính phòng thủ. Triều Tiên là 1 bán đảo, và trong Chiến tranh Triều Tiên, liên quân đã 2 lần tổ chức đổ bộ lên cả 2 bờ của bán đảo. Do đó hệ thống phòng thủ dọc bờ biển được đặc biệt coi trọng. Một điểm trọng yếu nữa là thủ đô Bình Nhưỡng, với riêng một bộ tư lệnh có quy mô tương đương quân đoàn, chịu trách nhiệm bảo vệ. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn thiếu một mạng lưới phòng thủ nhiều lớp ngay phía sau Khu phi quân sự như của Hàn Quốc.
Đặc nhiệm và kế hoạch “3 bước” chiếm Hàn Quốc
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, khôi phục kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên quân đội Triều Tiên cũng được tập trung tái xây dựng và củng cố. Đến cuối những năm 50, quân đội Triều Tiên đã hồi phục đủ mạnh để cho phép quân đội Trung Quốc rút về nước.
Sang những năm 60, chủ tịch Kim Nhật Thành đề ra chiến lược thống nhất mới, gọi là ‘Ba mặt trận’. Theo đó, 3 bước cần thực hiện là: (1) xây dựng nền tảng quân sự-quốc phòng vững mạnh, (2) phá hoại khối liên minh Mỹ-Hàn Quốc, (3) chiếm Hàn Quốc bằng quân đội chính quy và lực lượng nổi dậy. Triều Tiên đã thực hiện cả 3 bước trên.
Với bước thứ nhất, cả đất nước Triều Tiên đã được ‘quân sự hoá’, chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện và lâu dài. Bước thứ 2 bắt đầu từ tháng 10/1966, với hàng loạt vụ đột kích quy mô nhỏ nhằm vào lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đóng ở Khu phi quân sự nhằm làm suy yếu ý chí của người Mỹ. Giai đoạn 3 bắt đầu từ đầu 1968, những đơn vị đặc nhiệm được đưa vào sâu trong nội địa Hàn Quốc để tổ chức các lực lượng nổi dậy. Nếu thành công, nó sẽ mở màn cho một cuộc tổng tấn công của quân đội Triều Tiên nhằm đánh chiếm toàn bộ Hàn Quốc.
Tính cả lực lượng thường trực và dự bị, Triều Tiên đang có quân đội đông nhất thế giới
Tuy nhiên, mặc dù gây ra rất nhiều thiệt hại cho Mỹ và Hàn Quốc, cả 3 bước này đều không thể đưa đến kết cục như mong muốn.
“Đột nhập” xuống phía Nam – trọng trách của đặc nhiệm Triều Tiên
Do đó, đến những năm 1970, Triều Tiên thay đổi chiến lược quân sự một lần nữa. Mục tiêu vẫn không thay đổi, là tái thống nhất 2 miền. Tuy nhiên chiến lược lần này dựa chủ yếu vào lực lượng quân sự chính quy. Với sự cố vấn của phía Liên Xô, Triều Tiên đề ra chiến lược ‘Hai mặt trận’.
Theo đó, sẽ có một lực lượng quân đội chính quy hùng hậu, trang bị nhiều pháo binh, cơ giới và thiết giáp, tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ và thần tốc, chọc thủng phòng tuyến tại khu phi quân sự, bao vây và tiêu diệt lực lượng Hàn Quốc ở tiền phương. Sau đó tiến xuống phía nam chiếm phần còn lại càng nhanh càng tốt, để ngăn Mỹ và đồng minh có thể tập hợp quân tiếp viện.
Đồng thời với đó, mặt trận thứ 2 gồm các đơn vị đặc nhiệm đột nhập sâu vào hậu phương để phá hoại, làm gián đoạn các hoạt động chỉ huy, liên lạc, hậu cần, và hỗ trợ bằng không lực của Mỹ và Hàn Quốc.
Chiến lược này là lí do vì sao cơ cấu quân đội Triều Tiên có rất nhiều các đơn vị pháo binh, cơ giới, thiết giáp. Ngoài ra, nó cũng khiến nước này tập trung phần lớn quân đội ở tiền tuyến, chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ nếu có lệnh. Lực lượng đóng sát khu phi quân sự đã tăng từ 40% lên 70% tổng quân số.
Đặc nhiệm Triều Tiên là một lực lượng nòng cốt để thực hiện giấc mơ thống nhất bằng vũ lực
Sự kiện Liên Xô sụp đổ là 1 đòn mạnh giáng vào Triều Tiên. Họ phải thực hiện 1 chương trình sâu rộng để cải tổ quân đội, chuẩn bị cho một cuộc chiến tự thân, không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chương trình này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Triều Tiên sẽ thắng nếu đấu tay đôi với Hàn Quốc?
Sau khi quan sát và nghiên cứu các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Vùng Vịnh, Kosovo, Afghanistan, Triều Tiên đã tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chiến lược quân sự của mình. Họ tăng cường xây dựng các cơ sở ngầm dưới mặt đất để chống lại khả năng oanh tạc chính xác của Mỹ. Ước tính hiện nay nước này có hơn 10.000 cơ sở như vậy.
Về cơ bản, chiến lược ‘Hai mặt trận’ vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, sẽ có thêm việc sử dụng vũ khí hoá học, tên lửa đạn đạo tầm xa. Triều Tiên xem vũ khí huỷ diệt hàng loạt (hạt nhân, hoá học) và các lực lượng đặc biệt là chìa khoá giúp cân bằng với sự vượt trội về công nghệ của Mỹ và Hàn Quốc. Và Triều Tiên cũng dự định sẽ tấn công cả các cơ sở quân sự Mỹ tại Nhật Bản.
Việc Triều Tiên liên tục nhấn mạnh rằng thống nhất là việc nội bộ của 2 miền và yêu cầu tất cả lực lượng nước ngoài rút đi cho thấy nước này tin rằng họ có thể chiến thắng nếu chỉ phải đối mặt với quân đội Hàn Quốc.
(TTVN)

Không có nhận xét nào: