CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe không nói chơi!

Tại Nhật Bản, trong buổi tọa đàm với các doanh nghiệp và giới học giả Nhật Bản tối hôm 26/4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự của mình và nói rằng: “Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung – Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để”. Nhiều người có thể quên câu nói của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhưng những người quan tâm đến thời cuộc thì không, vì đây là câu nói mang tính ...



(ĐVO) - Tại Nhật Bản, trong buổi tọa đàm với các doanh nghiệp và giới học giả Nhật Bản tối hôm 26/4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự của mình và nói rằng: “Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung – Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để”.

Nhiều người có thể quên câu nói của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhưng những người quan tâm đến thời cuộc thì không, vì đây là câu nói mang tính khẳng định về một vấn đề rất quan trọng sẽ xảy ra chứ không phải mang tính nhận định, câu nói của một người đứng đầu nước Nhật chứ không phải chuyện chơi.
Trung Quốc có câu “Vua không nói chơi” (quân vô hí ngôn), bởi vì lời nói của Vua ảnh hưởng tới sơn hà xã tắc, liên quan đến sự sống, chết của một hay nhiều mạng người và phải được thực thi trong hệ thống. Đó là chữ Tín của bậc quân vương. Điều gì sẽ xảy ra nếu những điều đó là “nói chơi”?. Hậu quả sẽ vô cùng tai hại, thảm khốc.
Nhưng đáng buồn là, tuy thế, người Trung Quốc thường “nói 10 mà làm chỉ được 1” và “làm được 1 mà nói thì 10”. Lịch sử cũng như hiện tại đã chứng minh rõ ràng đấy thôi!
Người Nhật Bản khác người Trung Quốc, họ “nói 1 nhưng làm 10” và “làm 10 nhưng nói chỉ 1”
Đương nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một người Nhật chính thống thì tuyên bố của ông đương nhiên thuộc hàng “quân vô hý ngôn”. Có thể chính Trung Quốc hoặc chính Nhật Bản dưới tác động lãnh đạo của ông ta sẽ làm cho “tương quan quân sự Trung - Nhật bị phá vỡ triệt để”.
Vấn đề là lúc đó, lúc tương quan quân sự Trung - Nhật bị phá vỡ thì nó sẽ lệch về bên nào?
Ai trong Trung Quốc và Nhật Bản với thời gian 2 năm nữa có đủ khả năng để làm phá vỡ tương quan quân sự hiện tại?
Trong mắt dư luận và giới quan sát thì về vũ khí thông thường, Trung Quốc có bao nhiêu đã phô trương, khoe cơ bắp với bàn dân thiên hạ biết rồi nhưng mới chỉ vượt trội Nhật Bản về số lượng còn chất lượng thì ngược lại, Nhật Bản vượt trội.
Và kể từ trước đó đến nay Nhật Bản đã hoàn thiện, phát triển hàng loạt vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại như tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm, chiến hạm...với một tốc độ khiến Trung Quốc “ngỡ ngàng” và có chất lượng khiến Trung Quốc bi quan.
Trung Quốc “rúng động” khi Hải quân Nhật Bản nhận bàn giao chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp Soryu kiểu AIP mà Trung Quốc chưa chế tạo được. Trước đó, tuyên bố của Nhật Bản đến năm 2015 sẽ trang bị 10 tàu ngầm kiểu loại AIP thì Trung Quốc coi thường cho là không tưởng. Nhật Bản “nói 1 nhưng làm 10”.
Trung Quốc “rúng động” khi Hải quân Nhật Bản nhận bàn giao chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp Soryu kiểu AIP mà Trung Quốc chưa chế tạo được. Trước đó, tuyên bố của Nhật Bản đến năm 2015 sẽ trang bị 10 tàu ngầm kiểu loại AIP thì Trung Quốc coi thường cho là không tưởng. Nhật Bản “nói 1 nhưng làm 10”.
Tuy nhiên có 2 mục tiêu mà hiện tại Nhật Bản hoàn toàn không có “số liệu” để so sánh với Trung Quốc, đó là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Do đó, khả năng gây ra sự “phá vỡ” này không đến từ Trung Quốc mà chỉ có thể đến từ Nhật Bản và có lẽ, vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo là một trong những mục tiêu “công phá” hàng đầu của Nhật Bản trong 2 năm tới.
Với Nhật Bản, sở hữu một nền khoa học kỹ thuật hiện đại vào loại nhất nhì thế giới thì sản xuất một loại vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, hay một tàu sân bay là không khó, chỉ cần trong một thời gian ngắn Nhật Bản có thể làm được.
Nhưng, cực thay, Nhật Bản giống như một vị thần trong chuyện thần thoại “Nghìn lẻ một đêm” bị nhốt vào trong chiếc lọ đồng mà nút lọ có dấu niêm phong của đấng Salomong, con vua Davit ngăn cản. Cơ chế, chính sách mà cụ thể là điều 9 Hiến pháp Nhật Bản như là dấu ấn của Salomong, đã trói tay, trói chân, không cho Nhật Bản làm điều đó.
Vấn đề là ai, tác động nào, làm cho cái “nút lọ đồng” đó mở ra?.
Rõ ràng là nhân tố Bắc Triều Tiên và tác động của nó không đủ làm “nút lọ” tự mở, nhưng chỉ khi nhân tố Trung Quốc xuất hiện từ năm 2010 với tác động mạnh từ Senkaku đã làm cho “nút lọ” bung ra.
Có lẽ đối với ngài Shinzo Abe, Senkaku là cái tên còn linh thiêng hơn đền Yasukuni. “Thần đảo” Senkaku đã đưa Ngài lên làm Thủ tướng bởi ngài thủ tướng tiền nhiệm quá ôn hòa trước Trung Quốc và chính sự cứng rắn, cương quyết bảo vệ Senkaku của Shinzo Abe và LDP mà lần đầu tiên từ 6 năm nay đảng cầm quyền của Ngài đã nắm quyền lưỡng viện Nhật Bản từ ngày 22/7.
Từ nay đến năm 2016, Nhật Bản không phải qua một cuộc bầu cử nào nữa, điều này có nghĩa là ông Abe được rộng tay thực hiện các ý tưởng của mình mà không gặp cản trở trên nghị trường.
Ngoài việc phục hồi nền kinh tế, Nhật Bản sẽ phải đối phó với các thách thức an ninh hiện hữu, đặc biệt là sự hung hăng của Trung Quốc trong lúc Mỹ tuy “xoay trục” sang châu Á - TBD nhưng ngân sách bị cắt giảm buộc Nhật Bản không thể tự tin dựa dẫm vào ô an ninh của Mỹ.
Dầu hiệu cho thấy Nhật Bản dưới thời ông Abe có 3 thay đổi lớn để “công phá”:
Một là sửa đổi nguyên tắc trong chính sách quốc phòng. Theo đó, Nhật Bản sẽ dựa vào nền kỹ thuật hiện đại của mình chế tạo tên lửa tầm trung, tên lửa đạn đạo để đáp trả và khi cần thiết có thể tấn công phủ đầu.
Như vậy, dù vấn đề sản xuất chế tạo vũ khí hạt nhân do nhạy cảm, Nhật Bản không nói đến nhưng qua sự thay đổi này đã cho thấy trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ có thứ để so sánh với Trung Quốc, đó là tên lửa tầm xa mang yếu tố tấn công, yếu tố chỉ phòng thủ đã bị loại bỏ và lúc đó Trung Quốc sẽ không có cơ hội đem tên lửa đạn đạo ra để răn đe, dọa dẫm Nhật Bản.
Nhật Bản có làm được như họ nói không? Rất dễ dàng, bởi chúng ta đã thấy trước khi “nói 1” họ đã “làm được 10” rồi.
Hai là nới lỏng và tiến tới xóa bỏ việc xuất khẩu vũ khí. Trong nhiều thập kỷ Nhật Bản đã dành kinh phí tài chính khổng lồ để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản đều từ các tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước cung cấp với chất lượng kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất nhì thế giới.
Tuy nhiên do quy mô không lớn của một đội quân gọi là Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nên giá thành của vũ khí do Nhật Bản chế tạo bị đội lên cao hơn với các thứ cùng loại.
Vì vậy, nếu xuất khẩu được vũ khí ra bên ngoài thì dây chuyền công nghệ sẽ phát huy hết công suất, sản phẩm nhiều, giá thành hạ và với kinh nghiệm, kỹ thuật hiện đại nổi tiếng, có uy tính thì “hàng” vũ khí Nhật Bản sẽ “đắt như tôm tươi”.
Đương nhiên, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Nga, Mỹ…mà không sợ khách hàng cho là “nhái” như công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc.
Khi một nền công nghiệp quốc phòng phát triển thì hưởng lợi và ưu tiên đầu tiên, tất nhiên là quân đội của mình. Quân đội sẽ có tất cả và không khó để đánh giá sức mạnh của quân đội Nhật Bản trong bối cảnh đó là ra sao.
Ba là, song hành với 2 điều trên, Nhật Bản sẽ xây dựng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội chính quy, hiện đại có đủ mọi chức năng như quân đội các quốc gia khác. Đó là bước đi cuối khi thay đổi điều 9 Hiến pháp hòa bình mà bị Mỹ ép buộc soạn thảo.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với biên chế 280 nghìn binh sỹ, 740 xe tăng, 355 máy bay chiến đấu và 48 tàu chiến các loại. Mỗi năm, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đầu tư gần 60 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, lực lượng này lại không được phép tham chiến, tấn công.
Đây là điều hết sức vô lý nhưng xem ra, trước đây, lại có lý vì Nhật Bản được Mỹ bảo hộ trong cái ô an ninh của mình thì không cần phải tham chiến, tấn công…
Nhưng, “nhờ” Trung Quốc trỗi dậy, còn Mỹ thì suy giảm nội lực buộc phải tăng cường sử dụng ngày càng nhiều hơn sức mạnh của các đồng minh để thực thi chính sách khu vực của Mỹ …đã làm cho cái vô lý này trở nên gay gắt không thể chịu nổi với Nhật Bản.
Hiện nay, với Nhật Bản, khi đảng cầm quyền LDP đã chiếm đa số ở Hạ viện và Thượng viện, khi đa số tầng lớp thanh niên được hỏi đều nhất trí phải thay đổi Hiến pháp, khi Mỹ đã có sự chia sẻ…thì không phải là có thể thay đổi điều 9 Hiến pháp được không mà vấn đề là lúc nào.
Có thể nói 3 thay đổi lớn này tuy bây giờ có điều kiện để tiến hành thực hiện, nhưng dễ nhận thấy, đây chỉ là những điều kiện thuộc cơ chế, chính sách chứ không phải điều kiện kỹ thuật. Với Nhật Bản, những điều kiện kỹ thuật cho sự thay đổi này thực ra đã được tạo lập tích hợp trong chặng dài nhiều thập niên nay rồi.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khi tuyên bố: ”Trong quá khứ, Nhật Bản đã gây ra tổn thất và đau khổ triền miên cho dân chúng nhiều nước, nhất là các nước châu Á. Các Chính phủ Nhật liên tiếp đã khiêm tốn thừa nhận các dữ kiện lịch sử đó và tỏ lòng hối hận sâu sắc và xin lỗi chân thành, Chính phủ Abe cũng thế...”. Nhật Bản đã “xin lỗi đủ” và đã đến lúc “ngẩng cao đầu”.
Không hồ nghi gì nữa, Nhật Bản có đầy đủ mọi khả năng kỹ thuật và kinh tế để trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh bậc nhất trong vòng vài năm tới. Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản ông Shizo Abe chắc chắn không sai. Quân vô hý ngôn.
  Cách Nhật Bản huy động tổng lực rào dậu Senkaku

Không có nhận xét nào: