Nhà phân tích Khramchikhin vẽ ra kịch bản Trung Quốc tấn công chớp nhoáng xâm lược Nga với 7 bước, vào lúc mà phía Nga có thể mất cảnh giác.
Lục quân Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
|
Mạng sina Trung Quốc vừa dẫn bài viết trên tờ Komsomolskaya Pravda ngày 25/7 cho biết, phó viện trưởng Viện phân tích quân sự và chính trị Nga Khramchikhin vừa có bài viết trên blog của trang mạng tạp chí Snob đưa ra kịch bản "Trung Quốc có thể xâm lược Nga", giống như Đức xâm lược Liên xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, kết quả gây tranh luận sôi nổi cho các chuyên gia và dân mạng.
Theo bài báo, nhiều chuyên gia Nga phản bác cho rằng giả thiết này hoàn toàn không đáng cân nhắc, đối thủ chính của Trung Quốc là Mỹ, cần có láng giềng hữu nghị và hậu phương ổn định, sẽ không dám gây ra chiến tranh Trung-Nga.
Căn cứ vào phỏng đoán của chuyên gia Khramchikhin, đại chiến Trung-Nga "phiên bản 02 chiến tranh ngày 22/6" sẽ triển khai như sau: Năm 20XX, Nga nằm trong trạng thái ngủ đông năm mới truyền thống. Đêm ngày 2 tháng 1 Moscow, ở Viễn Đông là bình minh ngày kế tiếp, Siberia thì vào nửa đêm.
Dưới đây là 7 kịch bản giả tưởng mà chuyên gia Nga Khramchikhin vạch ra và được truyền thông Trung Quốc trích đăng lại. Báo GDVN đăng tải lại những nội dung chính của bài viết để độc giả tham khảo:
Bước 1: Đúng 4 giờ sáng
Máy bay trực thăng vũ trang của Trung Quốc.
|
Đúng 4 giờ sáng ngày 3 tháng 1 thời gian địa phương, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc ngồi trên 20 máy bay trực thăng Mi-17 bay siêu thấp, trong vài phút vượt qua biên giới Phủ Viễn (Hắc Long Giang) và Khabarovsk (Nga), hạ cánh xuống cung thể thao Lenin. Ở đây là nơi đặt tổng lãnh sự quán của Trung Quốc tại Khabarovsk, đồng thời cũng là nơi nhảy dù.
Binh sĩ đặc nhiệm lập tức được vận chuyển bằng xe cộ, ngồi vào xe buýt cỡ nhỏ trong nhà xe (gara) của lãnh sự quán, 5 phút sau đến bến xe và tấn công, lập tức chặt đứt đường sắt lớn Siberia. Một bộ phận binh sĩ nhảy dù khác tấn công Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông, sau đó căn cứ vào địa chỉ do nhân viên Lãnh sự quán và người Trung Quốc tại Nga cung cấp, bắt đầu hạ thủ người lãnh đạo quân sự địa phương trong thành phố.
Sau khi chiến dịch Khabarovsk thành công, bắt đầu phóng rocket tầm xa WS-2D (400 km) từ lãnh thổ Trung Quốc, do máy bay không người lái dẫn đường tấn công mục tiêu, trong nửa giờ tiêu diệt triệt để tất cả các công trình quân sự ở bang Amur, bang Do Thái tự trị, khu biên cương ngoại Baikal, khu Primorsky Krai, khu biên cương Khabarovsk và Vladivostok.
Đồng thời, Lực lượng pháo binh 2 và Không quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành tấn công tập trung đối với các mục tiêu phòng không của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ở Irkutsk, Uzhur, Barnaul, Novosibirsk và lực lượng Lục quân. Biên đội tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đồng thời tiến hành tấn công đường không và tên lửa đối với Petropavlovsk-Kamchatka và Vilyuchinsk, sau đó triển khai tác chiến đổ bộ.
Bước 2: Chuẩn bị "cối xay thịt"
2 giờ sau (tại Moscow trong đêm khuya), sư đoàn dự bị của Quân đội Trung Quốc (trước đó lấy diễn tập làm cớ để tập kết tại khu vực biên giới) bắt đầu vượt qua băng sông Amur và sông Ussuri xâm nhập biên giới tác chiến.
Xe tăng hạng nặng Trung Quốc.
|
Những lực lượng này tuy có vũ khí trang bị lạc hậu, trình độ huấn luyện binh sĩ không cao, nhưng cũng không ai có thể ngăn chặn. Lực lượng quân Nga sống sót rất ít bị rất nhiều người Trung Quốc nhanh chóng áp chế.
Đối thủ chính của Quân đội Trung Quốc là thời tiết và khoảng cách. Đối với đại pháo han gỉ cũ kỹ tê liệt trên đường phố Nga, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc không hề bận tâm. Điều quan trọng là, quân đội thuận lợi "công thành chiếm đất", đồng thời giành được căn cứ dự trữ vũ khí trang bị của Nga ở khu vực biên giới.
Đồng thời, Không quân Trung Quốc bắt đầu tấn công các mục tiêu của lực lượng phòng không ở Kazakhstan. Quân đoàn chính quy của Đại quân khu Lan Châu vượt biên giới. Tối ngày 3 tháng 1, Quân đoàn nhảy dù 15 của Không quân Trung Quốc được đưa vào chiến đấu, mỗi lực lượng phái một sư đoàn, lần lượt tấn công Yakutsk, Astana và Ulan Bator.
Bước 3: Gửi thông điệp cuối cùng tới Moscow
Moscow cố gắng làm rõ rốt cuộc đã xảy ra cái gì. Đại sứ Trung Quốc lập tức chính thức tuyên bố truyền thanh và truyền hình Trung Quốc đã đưa tin sự việc vài giờ: Lịch sử dân tộc Trung Hoa vĩ đại bị các cường quốc đế quốc lăng nhục 200 năm đã kết thúc. Dân tộc Trung Hoa đã khôi phục sự huy hoàng trước đây, đã xóa sổ chủ nghĩa đế quốc, trước hết là tất cả những điều ước bất bình đẳng mà Nga đã cưỡng ép họ.
Một bộ phận lãnh đạo Nga đang nghỉ ngơi ở châu Âu, một số người lập tức không lộ diện nữa. Những người ở lại Moscow đã ý thức được thực tế đáng sợ: Từ miền đông đến Ural, chỉ có một lực lượng đoàn xe tăng ở bang Chelyabinsk, 3 lữ đoàn cơ giới bộ binh ở bang Sverdlov, bang Kemerovo và bang Sakhalin, cùng với 1 căn cứ hàng không MiG-31 ở khu biên cương Krasnoyarsk còn có sức chiến đấu. Quân chốt giữ ở Buryatia chưa bị tiêu diệt, nhưng liên hệ không ổn định.
Truyền đến báo cáo, đường sắt Siberia bị phá hoại hoạt động, đoàn tàu chệch đường ray. Nhà nước không có lực lượng phòng thủ khu vực miền đông, cũng không thể điều động lực lượng tăng viện. Trung Quốc xâm lược Kazakhstan đã tạo ra mối đe dọa thực tế nhất: Sau mấy ngày có thể xâm nhập phần châu Âu của Nga.
Bước 4: NATO không muốn cứu giúp
Moscow cầu cứu Brussels và Washington. NATO hứa hẹn trong 1 tuần tổ chức hội nghị khẩn cấp. Nhưng Warsaw (Ba Lan), Vilnius (Lithuania), Riga (Latvia), Talinn (Estonia) ra tuyên bố, chỉ ra Trung Quốc giống như Ba Lan, ba nước biển Baltic, đều là vật hy sinh của đế quốc Nga, họ vĩnh viễn sẽ không cung cấp viện trợ quân sự cho Nga.
Châu Âu thở dài một hơi: Cuối cùng đã tìm được cớ trốn tránh trách nhiệm. Washington có ý định làm rõ phải chăng cần độc lập giúp Nga.
Bước 5: Nga đáp trả
Đồng thời, "cối xay thịt" Trung Quốc đã thuận lợi thẳng tiến vào trung tâm nước Nga. Bị một cuộc đáp trả nghiêm trọng ở Buryats, một phần binh lực của cụm chiến đấu quân Nga ở đó thực sự được bảo toàn. Ngoài ra, địa phương thông qua nỗ lực đã tiến hành động viên thành công. Cuộc tấn công thực sự lần đầu tiên làm cho binh sĩ quân dự bị của Trung Quốc bỏ chạy tán loạn.
Nhưng đã thuận lợi điều động cụm chiến đấu lục quân Trung Quốc tới xâm chiếm lãnh thổ Nga, bắt đầu đưa vào chiến dịch. Cụm chiến đấu này được hợp thành bởi các quân đoàn 16, 38, 39 và 54, là quân chính quy được huấn luyện chu đáo, trang bị tốt, hơn nữa có chi viện đường không mạnh.
Sau khi họ nhanh chóng đánh tan người Nga, thẳng tiến Baikal, đột phá mặt băng, tấn công Irkutsk. Mở ra con đường thông sang hướng tây.
Hầu như toàn bộ khu vực miền đông đều đã bị Quân đội Trung Quốc kiểm soát. Moscow tìm cách triển khai động viên toàn diện, nhưng hệ thống động viên đã sớm tan vỡ. Bắt đầu cân nhắc phương án thận trọng sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công lãnh thổ đối phương.
Bước 6: “Vương bài” hạt nhân
Vệ tinh trinh sát Nga (đương nhiên cũng có của Mỹ) bất ngờ phát hiện ở khu vực miền trung Trung Quốc xuất hiện hơn 800 thiết bị phóng tên lửa kiểu cơ động, sau vài giờ số lượng tên lửa đạt trên 1.500 quả.
Tên lửa DF 31 của Trung Quốc.
|
Truyền thông Trung Quốc cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc không còn cho rằng cần thiết che giấu quy mô kho vũ khí tên lửa hạt nhân của họ: 745 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và 1.256 quả tên lửa đạn đạo tầm trung, các loại đầu đạn hạt nhân có tổng số lên tới 8.500 quả. Trên thực tế, phần lớn tên lửa có thể là mô hình, nhưng không ai sẵn sàng kiểm chứng điều này.
Washington chính thức tuyên bố không can thiệp cuộc chiến tranh lần này. Moscow hiểu rõ, tấn công kẻ thù không có ý nghĩa.
Trung Quốc có thể bị thương vong hàng chục triệu người, hơn nữa không chỉ như vậy. Nhưng, trong cuộc đáp trả hạt nhân, tỷ lệ sống sót cực nhỏ của người Nga cũng không có. Moscow đồng ý đàm phán với Bắc Kinh.
Bước 7: Hiệp ước hòa bình
Ngày 23 tháng 2, ở Khabarovsk, 2 tháng trước còn ký kết Hiệp ước hòa bình tại tòa nhà của Bộ tư lệnh miền Đông. Căn cứ vào “Hiệp ước Nerchinsk” năm 1689 và “Hiệp ước Kiakhta” năm 1727, “khôi phục” biên giới chính thức Trung-Nga, lãnh thổ rộng lớn thuộc sở hữu của Trung Quốc, một số phần lãnh thổ cắt cho Trung Quốc quản lý, những phần lãnh thổ khác đã cho Trung Quốc thuê theo phương thức sai lầm.
Tình hình cụ thể như sau: khu biên giới Khabarovsk, khu biên giới Primorsky Krai, bang Amur, khu biên giới ngoài Baikal, Kurile, nước Cộng hòa Tuva và Mông Cổ trở thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc; khu vực phía đông sông Yenisei, gồm khu biên giới Krasnoyarsk, bang Irkutsk, nước Cộng hòa Yakutia, khu tự trị Chukot, bang Magadan, bang Kamchatka cho Trung Quốc thuê vô thời hạn với giá 10 tỷ USD mỗi năm;
Lãnh thổ ở giữa khu vực Ural và sông Yenisei vẫn thuộc quản lý của Nga, nhưng lập thành khu phi quân sự, tại đó công dân Trung Quốc được hưởng quyền lợi như công dân Nga; ở trong lãnh thổ Kazakhstan, công dân Trung Quốc được hưởng quyền lợi ngang nhau. Kazakhstan từ bỏ sở hữu lực lượng vũ trang, cho phép Trung Quốc đồn trú quân đội với số lượng hạn chế; bốn hòn đảo phương bắc quay trở về với Nhật Bản.
NATO và Liên hợp quốc chính thức tuyên bố, cảm thấy hài lòng vì giải quyết xung đột một cách nhanh chóng và hòa bình như vậy. Các tướng lĩnh Bắc Kinh hết sức vui mừng, công khai chúc mừng thắng lợi.
Chuyên gia Nga bình luận: Phó viện trưởng Học viện địa-chính trị Nga, tiến sĩ quân sự học Sivkov cho rằng, ở góc độ chiến lược quân sự, kịch bản này cơ bản không vượt qua được bất cứ sự phê phán nào.
Biên giới Trung-Nga hiện nay tương đối thông suốt, không thể bí mật tập trung quân dự bị. Một khi bị xâm lược, quân Nga sẽ căn cứ vào báo động rút khỏi khu vực thường trú. Hơn nữa, đợt tấn công đầu tiên của Trung Quốc hoàn toàn không thể bắn trúng tất cả các mục tiêu. Chiến tranh chớp nhoáng sẽ không xuất hiện.
Ở góc độ chính trị quân sự, kịch bản này cũng không đứng vững. Phải biết rằng, trong lần gần đây nhất Trung Quốc thực hiện hành động quân sự ở Viễn Đông chính là vào tháng 2-3 năm 1979, trong khi đó Mỹ và đồng minh chỉ trong thế kỷ 21 đã phát động mấy cuộc chiến tranh quy mô lớn. Như vậy, ai thích hợp nhất trong việc đóng vai trò áp chế được Nga, Trung Quốc hay Mỹ?
Việc lạ cần đặc biệt chỉ ra là Ba Lan và ba nước Baltic không đồng ý cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, nhưng ý kiến của những nước này không được NATO coi trọng. Lầu Năm Góc hiểu rõ, với thực lực, nhân lực và vũ lực hiện có của Trung Quốc, nếu tiếp tục có được các cơ sở kinh tế của Nga từ Ural đến Viễn Đông thì sau đó sẽ xảy ra điều gì.
Ở đó có doanh nghiệp sản xuất trang bị quân sự, có tiềm lực hạt nhân, tiềm lực khoa học và tài nguyên khoáng sản. Cộng với khoáng sản uranium của Nga và Kazakhstan! Phương Tây sẽ đối mặt với một đối thủ đáng sợ hơn so với Liên Xô, người khổng lồ hạt nhân.
Vì vậy, trong vòng một ngày, thậm chí trong vài giờ Mỹ sẽ can thiệp xung đột, sử dụng cây gậy hạt nhân. Hơn nữa, vũ khí hạt nhân của Nga cũng có thể tiêu diệt hàng trăm triệu, chứ không phải hàng chục triệu người Trung Quốc, đây cũng là nhân tố đe dọa đối với Bắc Kinh.
Mặc dù số lượng trang bị hàng không của Trung Quốc rất nhiều, nhưng tương đối cũ kỹ, Không quân Mỹ và Không quân Nga nếu tấn công liên hợp thì có thể chặn đứng các cuộc tấn công của Trung Quốc.
Theo Sivkov, Bắc Kinh hiểu rất rõ những đạo lý này, vì vậy khả năng tấn công Nga trong giai đoạn hiện nay không lớn. Tuy không thể loại trừ khả năng Trung Quốc thực hiện kịch bản như vậy sau khi đã tiến hành hiện đại hóa, song điều này ít nhất cần 10-15 năm, khi đó Trung Quốc và Nga sẽ do những người nào cầm quyền, tình hình cụ thể như thế nào, hiện còn khó dự đoán chính xác.
Viện trưởng Viện phân tích chiến lược hệ thống Nga Fursov cho rằng, Trung Quốc hiện đối mặt với các vấn đề hoàn toàn khác nhau, cạnh tranh toàn cầu Trung-Mỹ trầm trọng hơn. Mỹ tuyên bố châu Á-Thái Bình Dương, Đông Á là khu vực ưu tiên của họ, điều động lượng lớn binh lực.
Các trường đại học Mỹ đầu tư ngày càng nhiều tiền của hỗ trợ cho nghiên cứu vấn đề Đông Á, vấn đề Trung Đông đã lùi xuống tuyến 2. Cạnh tranh giữa hai nước lớn Trung-Mỹ có các hình thức biểu hiện khác nhau, chẳng hạn vào tháng 4 đã xảy ra mâu thuẫn xung quanh cuộc khủng hoảng Triều Tiên phóng thử tên lửa, Washington buộc phải thỏa hiệp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẩn cấp thăm Bắc Kinh, khuyên Trung Quốc vỗ về nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, vấn đề tên lửa của CHDCND Triều Tiên lập tức rút khỏi chương trình làm việc. Vụ nổ bom Boston sau đó đã kịp thời làm chuyển sự chú ý của người dân Mỹ, đã “làm nhạt” nỗi nhục của Mỹ trên sân khấu ngoại giao.
Trong điều kiện hiện nay, Trung Quốc cần một nước Nga không thù địch, hậu phương yên ổn và tài nguyên phong phú, xảy ra chiến tranh với nước láng giềng, đối với Bắc Kinh, hoàn toàn là mạo hiểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét