CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Năm nguyên tắc vàng tạo nên những phi cơ kinh điển

Có những máy bay sống mãi với thời gian bất chấp các điều kiện hoạt động khắc nghiệt và sự cạnh tranh. Đó là vì những người làm ra chúng đã tuân thủ theo các quy tắc vàng.
Khi hãng hàng không American Airlines đưa máy bay Douglas DC-3 vào sử dụng, Adolf Hitler vẫn nắm quyền ở Đức, Jesse Owens vẫn đang giữ kỷ lục vận động viên nhanh nhất thế giới và chiếc máy bay đầu tiên chạy bằng động cơ cũng chỉ mới ra đời cách đó 3 thập kỷ.
76 năm sau, cảnh tượng những phi cơ dân dụng hai động cơ hay máy bay chở hàng cùng với tiếng động cơ rền vang trên bầu trời cũng không còn là điều gì lạ lẫm. Không những được sử dụng trong những màn trình diễn trên không hay cho thuê để ngắm cảnh từ trên không, những chiếc DC-3 và phiên bản quân sự C-47 còn được dùng với mục đích vận tải và chở khách.


Tháng 5/2012 chính là lúc báo tử của một trong những chiếc phản lực quân sự có thời gian hoạt động dài nhất trong lịch sử. Đó là MiG-21 của Liên Xô, một máy bay đánh chặn có khả năng bay với vận tốc gấp hai lần vận tốc âm thanh và là một trong những biểu tượng của thời Chiến tranh Lạnh và những cuộc chiến giữa các siêu cường. Chiếc phi cơ này cất cánh lần đầu tiên vào năm 1959, và sau đó được sản xuất tại Trung Quốc.
Rất hiếm khi tuổi thọ của máy bay lại dài hơn tuổi thọ của những nhà thiết kế nên chúng, vậy những phẩm chất nào làm nên những kỳ tích như DC-3 và MiG-21? Chuyên gia Keith Hayward, giám đốc nghiên cứu của Tổ chức Hàng không Hoàng gia Anh, và nhà thiết kế Jonathan Glancey đã chỉ ra 5 quy tắc mà mỗi chiếc phi cơ kinh điển đều nên có.
Thích ứng và linh hoạt
Theo ông Glancey, máy bay phản lực lên thẳng Harrier ra đời vào năm 1969 và chính là một ví dụ tiêu biểu cho quy tắc này. “Nó vẫn đang phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ, sau khi ra mắt với tư cách là phi cơ đánh chắn ở tuyến đầu của Chiến tranh Lạnh dựa trên khả năng có thể áp sát biên giới Đông Đức, và kết thúc những ngày phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh như là một phi cơ tối tân để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu và tấn công ở Afghanistan”, Glancey nhận định.
harrier-1375338163_500x0.jpg
Một chiếc phi cơ phản lực lên thẳng Harrier. Ảnh: Time
Khả năng thích ứng và linh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng với máy bay dân sự. “Máy bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay được thiết kế với sự phát triển vượt bậc của trí óc cũng như chia sẻ các tính năng và bộ phận để giảm các chi phí đào tạo và hoạt động”, ông Hayward cho biết. “Về khía cạnh này, Airbus có lẽ thể hiện được ưu thế vượt trội hơn là Boeing”.
Dễ bay
“Những phi cơ đã trải qua sự thử thách của thời gian có xu hướng trở nên đơn giản hơn và động cơ cũng được đảm bảo tốt hơn để có thể cất cánh”, Glancey nhận định. “Điều này có nghĩa động cơ hoạt động một cách đáng tin cậy và trơn tru hơn, bộ điều khiển chính xác và những thiết bị dễ kiểm soát – đặc biệt là khi lộn nhào, chiến đấu, hay trong những điều kiện bất thường và trường hợp khẩn cấp”.
Hayward đồng ý với quan điểm trên của Glancey. “Nguyên tắc cơ bản ở đây chính là thiết kế phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của ‘thị trường’. Máy bay quân sự phải đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo có thể đưa tổ bay sống sót trở về với tỷ lệ cao nhất; đối với máy bay dân sự thì đó là mang lợi nhuận lại cho hãng hàng không, chuyên chở hành khách và tổ lái một cách an toàn và thường xuyên”.
Bền bỉ
“Máy bay B-52 - được đưa vào phục vụ trong quân đội năm 1955 và dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục bay ít nhất đến năm 2040. Nó đã, đang và sẽ tồn tại lâu hơn bất cứ một phi cơ ném bom nào khác vì nó có thiết kế chắc chắn, kết cấu bền vững và đơn giản là từ đó đến nay chưa có thêm một chiếc máy bay ném bom nào tốt hơn”, Hayward nói.
“Các loại máy bay như Lockheed F-104 Starfighter và Convair B-58 Hustler siêu thanh có thể phát huy tối đa sức chiến đấu trong những ngày đẹp trời, nhưng cả hai đều có tỷ lệ tai nạn đáng cân nhắc: những chiếc Starfighter được mệnh danh là “Kẻ phá hoại” và một phần năm lượng phi cơ Hustlers bị mất vì các tai nạn”, Glancey cho hay.
Dễ bảo dưỡng
“Nếu bạn có thể lái một chiếc xe MG kỳ cựu trên đường, bạn cũng có thể sử dụng và bảo trì máy bay Tiger Moth”, Glancey nói. “Chẳng ai lại thích một chiếc phi cơ ẩm ương,  không chỉ vì sự an toàn của nó – tổ bay an toàn, bạn an toàn – hãy khởi động một cách chính xác. Như câu cửa miệng của những hành khách Mỹ - ‘Nếu không phải là Boeing thì tôi sẽ không đi.’ Boeing, cùng với các nhà sản xuất khác của Mỹ sản xuất các loại máy bay tiện nghi, đáng tin cậy, an toàn và dễ bảo dưỡng”.
tiger-moth-1375338164_500x0.jpg
Phi cơ Tiger Moth. Ảnh: Flickr
“Tuổi thọ cao cũng có thể là lý do giải thích tại sao các thiết kế của Liên Xô cũ như MiG-21 hay Antonov An-2, phi cơ hai tầng cánh đầu tiên bay vào năm 1947 và vẫn đang được sản xuất tại Trung Quốc, hiện vẫn còn được sử dụng. Bí quyết ở đây chính là giá rẻ, đơn giản, với ít hoặc không có sự cạnh tranh trong thị trường gốc”, Glancey nêu quan điểm.
Dễ nhìn
“Với hình thức thuần túy nhất, Hawker Hunter là một chiếc máy quá tuyệt đến nỗi không một phi công Không quân Hoàng gia Anh nào có thể từ bỏ nó”, Glancey nói. “Các phi công Thụy Sĩ vẫn không nỡ rời xa chiếc Hunter của họ cho đến tận năm 1994, và cho tới ngày nay thì những chiếc phi cơ này vẫn được sử dụng phục vụ tiền tuyến trong Không quân Lebanon. Nhưng chỉ riêng vẻ đẹp và tình cảm sâu nặng không thể ngăn được bước tiến của công nghệ mới, mặc dù tôi không thể phủ nhận hai yếu tố đó giữ vai trò quan trọng trong việc giữ một lượng lớn những máy bay phục vụ trong thời gian qua, nhưng có vẻ là ngày về hưu của chúng cũng đang tới”.
Nhưng cũng đừng bị ảnh hưởng bởi riêng vẻ bề ngoài, Hayward cảnh báo. “Chiếc F-4 Phantom là một trong những con quái thú xấu nhất thế giới bay, nhưng nó đã tham gia nhiều cuộc chiến, trên cả đất liền lẫn biển cả, và cũng tồn tại lâu hơn so với nhiều phi cơ đẹp hơn nó,” ông nói. “Concorde rất đáng yêu và là một sản phẩm công nghệ vô cùng ấn tượng, nhưng nó lại không thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một máy bay dân sự, là được bán rộng rãi (cho các hãng hàng không) và để kiếm tiền”.
Hoàng Uyên (theo BBC)

Không có nhận xét nào: