CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Sức mạnh quân sự Việt Nam

Có thể thấy Quân đội nhân dân Việt Nam đã được chuẩn bị kỹ càng mọi mặt để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc một cách bình tĩnh, tự tin . . .
Trong lịch sử Việt Nam, có bao nhiêu cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống xâm lăng là có bấy nhiêu lần quân xâm lược cậy có quân đông, vũ khí mạnh, đánh giá thấp Việt Nam và do đó đã phải trả giá đắt như thế nào chúng ta đã rõ. Căn bệnh chung của những kẻ xâm lược này là thiếu tôn trọng đối phương ở mức tối thiểu, ngang ngược, đe dọa, ỷ lớn hiếp nhỏ… và kết cục của “căn bệnh” ấy là thảm bại.


Vị thế Việt Nam
Kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama vừa qua đã khiến cho giới quan sát, phân tích, bạn bè trên thế giới, cũng như nhân dân Việt Nam quan tâm đặc biệt.
Mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã khẳng định Việt Nam không theo ai để gây sức ép với ai cả. Quan hệ với Hoa Kỳ là đương nhiên của một quốc gia độc lập với một cường quốc thế giới, phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Quan hệ với Việt Nam cũng phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ tại châu Á-TBD.
Rõ ràng đây là mối quan hệ bình đẳng 2 bên đều có lợi trên cơ sở tôn trọng chế độ chính trị, chủ quyền của nhau…và chỉ có thể được xác lập trên cơ sở vị thế của 2 bên mà trong đó Hoa Kỳ được xác định là một cường quốc hàng đầu châu Á-TBD.
Vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng khá quan trọng. Vị thế đó đủ để Việt Nam triển khai một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, bình đẳng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Sức mạnh quân sự Việt Nam
Từ xưa tới nay, khi so sánh thực lực, vũ khí trang bị (VKTB) của Việt Nam với các đối tượng xâm lược như “châu chấu đá voi” nên không có gì phải bàn và…so sánh gì ở đây cả.
Vấn đề là sức mạnh quân sự của một đội quân đi xâm lược và sức mạnh quân sự của một đội quân phòng thủ bảo vệ Tổ quốc do tính chất khác nhau, điều kiện để phát huy sức mạnh từ thực lực, VKTB khác nhau, chiến thuật khác nhau…do đó sức mạnh thật sự, đích thực sẽ có sự khác nhau.
Đây là những nội dung mà ta cần so sánh, đánh giá, nhưng chỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự mà không tính đến yếu tố sức mạnh khác như tinh thần hay ý chí, bản lĩnh, trí tuệ…
Rõ ràng đội quân xâm lược luôn có lực lượng hùng hậu, VKTB hiện đại tiên tiến, nhưng khi tiến hành chiến tranh chúng không thể mang hết toàn bộ để sử dụng như trong lý thuyết. Trong chiến tranh với Mỹ, Mỹ bắt buộc chỉ dùng một phần lực lượng để tham chiến ở miền Nam Việt Nam
(Tuy nhiên, trước nguy cơ thất bại, leo thang chiến tranh là bản chất ngoan cố, tàn bạo của quân xâm lược, nhưng đây là “tập 2” của cuộc chiến mà có dịp chúng ta bàn sau)
Với Việt Nam, lực lượng tuy ít nhưng VKTB tiên tiến hiện đại không bị thua kém nhiều lại đặt trong một thế trận có lợi nên có thể biến ít thành nhiều, biến không thành có.
Chẳng hạn, để tấn công đánh chiếm một hòn đảo của Việt Nam (đương nhiên là rất gần Việt Nam và sẽ rất xa với địch) thì địch sẽ rất cần tàu sân bay, trái lại Việt Nam có rất nhiều “tàu sân bay không thể đánh chìm”. Việt Nam chưa có vệ tinh quân sự để trinh sát khắp thế giới nhưng có những vị trí để trinh sát kỹ thuật đủ để bao trùm khu vực cần quan tâm.
ExxonMobil đã khoan một số giếng tại lô 118 và tìm thấy khí. Khu vực này nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông và do vậy bị Trung Quốc liệt vào vùng tranh chấp. Nhưng Việt Nam (tất nhiên) và ExxonMobil cho rằng đây hoàn toàn là khu vực chủ quyền của Việt Nam và có thể khai thác hợp pháp. Tuyên bố chung Việt - Mỹ 25/7/2013, có thể thấy quan điểm rõ ràng của Washington trong việc làm ăn với Việt Nam ở Biển Đông.
Có loại máy bay tiêm kích nào có thể tác chiến trên một khu vực ngoài tầm bay? Không có! Nhưng khi có tàu sân bay hay khi có máy bay tiếp dầu thì chúng lại có thể. Do đó, địch mua sắm, chế tạo tàu sân bay, SU-35, tàu đổ bộ cỡ lớn…chỉ là đáp ứng yêu cầu tác chiến chứ không phải, không thể, không hẳn để chiếm được ưu thế tác chiến.
Do khu vực tác chiến rất xa căn cứ cho nên chiến thuật của địch phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và thiếu sự sáng tạo. Đây là mặt hạn chế giống như “mặt sau tấm huy chương” của bất kỳ lược lượng xâm lược, viễn chinh nào.
Việt Nam hoạt động tác chiến với địch trên “sân nhà” nên giữa VKTB và chiến thuật có sự gắn kết bền chặt, thậm chí có những điều công nghệ không thể thì chiến thuật có thể. Khu vực tác chiến chỉ trong phạm vi của đất nước nên chiến thuật ít phụ thuộc vào công nghệ do đó có nhiều cách lựa chọn phối hợp với công nghệ.
Đối phương có SU-35 hay SU-50 đi nữa, có tàu chiến bắn xa hàng trăm km…thì Việt Nam có cách đánh khác nên VKTB Việt Nam không nhất thiết cũng phải như vậy.
Khi đối phương có chiến hạm bắn xa hàng trăm km thì vấn đề của chúng ta không phải là làm sao phải có chiến hạm tương tự mà là làm sao với địa hình địa lợi sẵn có, tổ chức, bố trí lực lượng ra sao, chiến thuật gì để chiến hạm có tầm bắn ngắn hơn vẫn đánh được và đánh thắng chúng.
Có thể thấy hiện nay chưa bao giờ quân đội Việt Nam được chuẩn bị kỹ càng mọi mặt, sẵn sàng để bảo vệ Tổ quốc một cách bình tĩnh, tự tin như thế.
Tuy nhiên, quy luật của chiến tranh là “mạnh được yếu thua”, sức mạnh quân sự không phải là yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh. Sức mạnh tổng hợp đó có được từ vị thế đất nước, từ sức mạnh tinh thần và sức mạnh quân sự.
LNT (BPNT)

Không có nhận xét nào: