CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

'Nắm đấm thép' thoắt ẩn thoắt hiện của Liên Xô

Các đoàn tàu tên lửa liên lục địa của Nga có hình dáng y hệt tàu chở hàng làm cho đối phương đau đầu vì không thể xác định được tên lửa nằm ở đâu và khi nào khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động không ngừng nghỉ.

ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa.
ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa.
Trong chiến trạnh Lạnh, cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Nga, Mỹ đã cho ra mắt nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa độc đáo, có tính hủy diệt cao. Trong khi Mỹ tập trung vào phát triển các tổ hợp ICBM giếng phóng đặt trong các boongke kiên cố chịu được các đợt tấn công phủ đầu, thì Nga lại thiên về phát triển các dòng ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Một trong những thứ vũ khí như vậy đã làm cho Mỹ đau đầu vì không thể xác định được nó nằm ở đâu và khi nào sẽ khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động hằng ngày, hằng giờ trên bầu trời Liên bang Xô Viết. Đó chính là ICBM đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (tên mã NATO là SS-24 Scalpel).
Sản phẩm ICBM của Viện thiết kế Yuzhnoye này không có sản phẩm tương tự trên thế giới và Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Cơ động là yếu tố mang tính sống còn
Lợi thế của các ICBM bệ phóng là không thể phủ nhận. Do được triển khai trực tiếp trên mặt đất, ICBM phiên bản giếng phóng thường không bị nhiều hạn chế về trọng lượng, kích thước và có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn các phiên bản ICBM khác. Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của ICBM dạng này là các trận địa nằm cố định, khi bị đối phương phát hiện thì nó sẽ là mục tiêu bị tấn công phủ đầu trước tiên. Dù có được gia cố vững chắc đến đâu nhưng xác suất bị tiêu diệt hay vô hiệu hóa vẫn rất cao (chỉ có xác suất sống trước một vài loạt phóng của đối phương).
Từ trước tới nay, nhiều người thường biết tới các dòng ICBM cơ động của Nga đặt trên các xe đặc chủng có khả năng cơ động cao, nhưng thực tế, do là xe siêu trường, siêu trọng, các đơn vị này cũng vẫn phụ thuộc vào các trận địa cơ động có sẵn (ưu thế hơn phiên bản ICBM giếng phóng) và vẫn có khả năng bị vô hiệu hóa.
Trước thách thức trên, từ đầu những năm 1980, Nga đã bắt tay vào phát triển dòng ICBM với yêu cầu phải có tính cơ động cao và phù hợp để triển khai trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bối cảnh là chiến tranh hạt nhân tổng lực.
Với những yêu cầu trên, Viện Thiết kế Yuzhnoye đã nhận được yêu cầu phát triển dòng ICBM có 3 tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp để đặt trên các toa chở chuyên dụng giống toa chở hàng đông lạnh của ngành đường sắt Nga. Đây là một yêu cầu khó. Bản thân hệ thống phóng của ICBM rất phức tạp và chịu tải lớn. Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường. Đây chính là tiền đề để ICBM RT-23 Molodets xuất hiện.
Sau khi xuất hiện và được triển khai từ năm 1987, ICBM RT-23 Molodets đã mang lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Nga. Các chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Mỹ không thể tìm ra dấu vết các đoàn tàu hạt nhân của Nga bằng quang ảnh lẫn ảnh quang phổ (tìm dấu vết đồng vị phóng xạ) và nhiều phương pháp khác. Thậm chí, Mỹ đã tính tới kế hoạch triển khai các container hàng trá hình, trong lắp đặt các thiết bị giám sát tinh vi trà trộn vào hệ thống đường sắt Nga để theo dõi “đoàn tàu ICBM”, nhưng cũng bó tay.
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTh và chúng chỉ bị “tiêu diệt” theo START II vào đầu năm 2000.
"Không chỉ chạy nhanh, mà còn mang nắm đấm thép"
ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Đoàn tàu ICBM của Nga có tính cơ động và dã chiến cao. 
Về nguyên lý hoạt động, ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga. ICBM phiên bản RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3 m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4 m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 kilotone/đầu đạn.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Ngoài ra, hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút. RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.
ICBM RT-23 UTTKh sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m (đối với vũ khí hạt nhân con số này hầu như không đáng kể vì mục đích của ICBM là đưa được đầu đạn sang lãnh thổ đối phương).
Tại sao đầu đạn hạt nhân lại được kích nổ khi ở độ cao thấp?
Đối với các vụ nổ hạt nhân có thể phân chia làm ba trường hợp: Nổ trên độ cao lớn (trên 800 m), nổ ở độ cao thấp (từ 800 m tới 150 m) và nổ trên mặt đất tại mục tiêu.
Khi nổ trên độ cao lớn hơn 800 m vùng ảnh hưởng lớn, nhưng bán kính sát thương trực tiếp lại nhỏ do năng lượng nhiệt, sóng xung kích của vụ nổ bị phân tán trong môi trường. Còn đối với vụ nổ hạt nhân sát mặt đất, năng lượng của vụ nổ bị chính mặt đất hấp thụ nên bán kính sát thương cũng không lớn và chỉ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có chọn lọc.
Trong các thử nghiệm thực tế, sát thương lớn nhất do vụ nổ hạt nhân gây ra khi nó được kích nổ ở độ cao thấp. Khi vụ nổ xảy ra, sóng nhiệt di chuyển với tốc độ ánh sáng ngay lập tức lướt qua, đốt nóng vật trên đường đi và tạo ra hiệu ứng “nổ bỏng ngô” (toàn bộ các vật thể bị đốt cháy và bị bốc lên cao). Tiếp đó, sóng xung kích của vụ nổ đi sau cuốn những vật thể nóng bỏng này theo và tạo ra cảnh tượng phá hủy khủng khiếp của các vụ nổ hạt nhân. Điển hình cho ví dụ này là hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki đều được kích nổ ở độ cao thấp trên dưới 100 m.
Theo QĐND
.icon_hand{display: none;}

Không có nhận xét nào: