CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Mỹ sợ "Đêm quyền lực"

Mỹ sợ Một cơ sở ngoại giao Mỹ ở Trung Đông bị đóng cửa.



Ngày 5.8, giới chức Mỹ cho biết phần lớn các cơ quan đại diện ngoại giao ở Trung Đông và Bắc Phi sẽ tiếp tục đóng cửa đến hết tuần. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc gia hạn không liên quan đến các mối đe dọa an ninh mới, mà chỉ là giới chức nước này thận trọng.
Hôm 4.8, hơn 20 đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ bị đóng cửa, phần lớn trong số đó nằm ở các nước Hồi giáo - nơi chủ nhật là ngày làm việc. Mỹ đã đưa ra cảnh báo về đi lại đối với công dân Mỹ, nói rằng khả năng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Trung Đông và Bắc Phi là khá cao.

Chủ nhật cũng là ngày thứ 27 của tháng lễ Ramadan và là ngày đặc biệt trong thế giới Hồi giáo, được gọi là "Đêm quyền lực", khi câu đầu tiên của kinh Koran được tiết lộ cho nhà tiên tri Mohammed. Đây cũng được xem là ngày "đặc biệt tốt lành" để những phần tử al-Qaeda sẵn sàng tử vì đạo.

Vào "Đêm quyền lực" năm 2000 - rơi vào ngày 3.1, lực lượng al-Qaeda tiến hành tấn công tự sát vào tàu chiến Mỹ USS The Sullivans ở ngoài khơi bờ biển Yemen bằng một chiếc thuyền chở đầy bom. Vụ tấn công thất bại, nhưng chính nhóm chiến binh này một lần nữa tấn công tàu USS Cole 10 tháng sau đó, vẫn sử dụng chiến thuật đánh bom tự sát bằng thuyền. Thuyền bom phát nổ, làm 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Sau "Đêm quyền lực" tháng 12.2001, Osama bin Laden ký di chúc vì lo sợ sẽ chết vì bom Mỹ trong trận chiến ở Tora Bora, phía đông Afghanistan.

Al-Qaeda và các nhóm liên minh từ lâu đã có lịch sử tấn công đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ, bắt đầu vào năm 1998 với vụ ném bom sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya, làm hơn 200 người thiệt mạng. Gần đây nhất, lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya cũng bị tấn công vào dịp kỷ niệm 11 năm ngày 11.9 vào năm ngoái.

Đối với al-Qaeda, những cơ quan ngoại giao này là những mục tiêu hấp dẫn vì đây là biểu tượng của quyền lực Mỹ và vị trí của chúng được biết đến rộng rãi. Ở Saudi Arabia, khủng bố al-Qaeda đã tấn công đại sứ quán Mỹ ở Riyadh vào ngày 12.5.2003, làm 36 người chết. Một năm rưỡi sau đó, những phần tử này lại đập phá tường bao của lãnh sự quán Mỹ tại Jeddah và nổ sung vào nhân viên, làm 5 người thiệt mạng.

Sứ quán Mỹ ở Sana'a, Yemen bị các phần tử al-Qaeda hai lần tấn công vào năm 2008, làm 21 người thiệt mạng. Ngày 13.9.2011, mạng lưới Haqqani - một tổ chức Taliban có liên hệ chặt chẽ với al-Qaeda - tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Kabul, làm chết 5 sĩ quan cảnh sát Afghanistan và 11 dân thường.

Mặc dù các quan chức Mỹ không khẳng định mục tiêu tấn công nhằm vào đại sứ quán nào, song sứ quán Mỹ ở Cairo là nơi đặc biệt lo ngại. Tháng 5, ba người đàn ông bị giới chức Ai Cập bắt vì tội âm mưu tấn công sứ quán. Các nhà chức trách phát hiện 11kg nitrat nhôm, bản hướng dẫn cách chế tạo bom và các tài liệu do al-Qaeda công bố.

Một lý do khác cho đợt cảnh báo của Mỹ lần này bắt nguồn từ việc hai tuần qua đã có hơn 1.000 tù nhân vượt ngục ở Iraq và Libya, trong đó có nhiều phạm nhân có liên hệ chặt chẽ với al-Qaeda.
Theo CN

Không có nhận xét nào: