CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Ấn Độ xem xét đóng tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn

Không một dự án tàu chiến nào có thể có được sức mạnh như một tàu sân bay khi nó đi "rình mồi" trên biển, khả năng tung ra các máy bay tấn công chống lại kẻ thù trong nháy mắt. Một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể thực hiện những "cú đấm" chết người với khả năng chịu đựng hoạt động lâu hơn đến kinh ngạc, Ấn Độ đang tính tới khả năng đóng một tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn để tăng cường sức mạnh cho hải quân của mình
Tàu sân bay INS Vikramaditya
Tàu sân bay INS Vikramaditya


Với tàu sân bay nội địa đầu tiên (IAC) sẽ được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Cochin vào ngày 12/8 tới và tàu ngầm hạt nhân đầu tiên INS Arihant bắt đầu thử nghiệm trên biển ở một thời gian ngắn sau đó, theo tờ Times India, Ấn Độ đang tính đến khả năng đóng một tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn trong tương lai.

Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ R K Dhowan mới đây nói về một "nghiên cứu chi tiết" đang được thực hiện về "kích cỡ, loại tàu sân bay và hệ thống thu hồi/phóng máy bay cũng như động cơ đẩy" và giống như dự án IAC-II.

"Chúng tôi đang xem xét về hệ thống động lực hạt nhân. Tất cả các lựa chọn đang được nghiên cứu và chúng tôi chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào", ông Dhowan nói.

Sẽ tốn rất nhiều tiền cho một tàu sân bay hạt nhân, nó có thể dễ dàng ngốn tới 10 tỷ USD để xây dựng. Hải quân Anh mặc dù rất hiện đại những họ vẫn đang trở lại với các tàu sân bay trang bị hệ thống động lực khí gas/diesel-điện.

Tuy vậy, Hải quân Mỹ đang duy trì tới 11 siêu tàu sân bay lớp Nimitz, mỗi chiếc có trọng tải 94.000 tấn  và được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, có khả năng mang 80 - 90 chiến đấu cơ để bao phủ sức mạnh không quân lên toàn cầu. Trung Quốc cũng vậy, họ đang phát triển tàu sân bay hạt nhân sau khi đưa vào hoạt động chiếc tàu sân bay thông thường đầu tiên Liêu Ninh, có tải trọng 65.000 tấn.

Vì vậy, trong khi Hải quân Ấn Độ muốn một tàu sân bay hạt nhân, cuối cùng họ sẽ phải có một xem xét quyết định chính trị. Tuy nhiên, về kế hoạch dài hạn của mình, Hải quân Ấn Độ sẽ hoạt động 3 nhóm tàu sân bay (CBG). "Một tàu sân bay cho bờ biển phía Đông, một chiếc phía Tây và chiếc còn lại dự bị", Đô đốc Dhowan nói.

Nhưng thậm chí khi 2 nhóm tàu sân bay sẽ chỉ có thể hoạt động vào năm 2019. Tàu sân bay 40.000 tấn INS Vikrant sẽ chỉ sẵn sàng gia nhập Hải quân Ấn Độ vào tháng 12/2018 - theo báo cáo đầu tiên của Times of India.
Ấn Độ đang tính khả năng đóng tàu sân bay hạt nhân- ảnh minh họa
Ấn Độ đang tính khả năng đóng tàu sân bay hạt nhân. Ảnh minh họa

"Việc thiết kế và đóng một tàu sân bay sẽ gặp nhiều thách thức. Khoảng 75% cấu trúc tàu sân bay nội địa của Ấn Độ đã được dựng lên. Trước Ấn Độ, chỉ có 4 quốc gia có thể đóng được tàu sân bay 40.000 tấn là Mỹ, Nga, Anh và Pháp", ông Dhowan nói.

Tàu sân bay 44.570 tấn INS Vikramaditya hay còn gọi là Đô đốc Gorshkov hiện đang trải qua thử nghiệm trên biển sau một thỏa thuận sửa chữa trị giá 2,3 tỷ USD từ Nga - sẽ gia nhập Hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2013, chậm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu. Vikramadity khi hoạt động sẽ mang tới 12 chiến đấu cơ MiG-29K, 8 máy bay chiến đấu hạng nhẹn Tejas và 10 máy bay cảnh báo sớm/chống ngầm.
  • Hoàng Thu

Không có nhận xét nào: