5. Nâng cấp xe tăng T-54/55 lên chuẩn T-55M3
Xe tăng T-54/55 thuộc thế hệ cũ, lạc hậu nhưng hiện vẫn chiếm số lượng rất lớn trong trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh đều đã tiến hành thay thế T-54/55 bằng những loại xe mới, hiện đại hơn nhưng nhiều nước nghèo, tiềm lực hạn chế thì lại chọn cho mình phương án nâng cấp để tiếp tục sử dụng. Gần đây, Việt Nam và Israel đã có dự án hợp tác hiện đại hóa T-54/55 lên chuẩn T-55M3 với một số nâng cấp chính sau:
Thay pháo D-10T2S 100 mm cũ bằng pháo nòng xoắn M-68 105 mm có ốp cách nhiệt nhằm nâng cao tuổi thọ, giảm độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn. Pháo M-68 có khả năng bắn các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M-246 và đạn xuyên lõm M-456, 2 loại đạn này xuyên được hơn 450 mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000 m hay đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM.
Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối 60 mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo, có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp trên không. T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450 mm RHA, thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.
Tuy nhiên sau khi chế thử 1 mẫu theo cấu hình trên, dự án này đã bị đình lại chủ yếu vì lý do giá thành nâng cấp quá cao nhưng lại chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tác chiến hiện đại, đặc biệt hỏa lực của xe với pháo M-68 không chứng tỏ được sức mạnh vượt trội so với pháo D-10T2S.
6. Nâng cấp xe thiết giáp M-113
Bên cạnh dự án nâng cấp xe tăng T-55M3, Việt Nam và Israel còn có thêm dự án nâng cấp xe thiết giáp chở quân M-113. Dự án này ít được nhắc đến hơn và phải đến gần đây trên các diễn đàn quân sự trong và ngoài nước mới xuất hiện những hình ảnh đầu tiên của chiếc thiết giáp nâng cấp này.
Theo bức ảnh trên thì xe bọc thép M-113 nâng cấp được lắp thêm tháp pháo mới (có thể là loại điều khiển tự động), tăng cường thêm giáp composite ở hông xe và hiện đại hóa toàn bộ thiết bị thông tin liên lạc.
Tuy nhiên theo những thông tin được bàn luận trên các diễn đàn thì có vẻ như dự án này cũng đã bị đình lại với chỉ 1 chiếc duy nhất được chế tạo, nguyên nhân chính cũng tương tự như với T-55M3.
7. Phục hồi và nâng cấp trực thăng UH-1
UH-1 Iroquois là loại máy bay trực thăng đa năng do hãng Bell chế tạo, UH-1 rất nổi tiếng và được coi là một trong những biểu tượng của Chiến tranh Việt Nam, nó thường được biết dưới tên dùng trong Thủy quân lục chiến Mỹ là Huey.
Sau năm 1975, Không quân Việt Nam thu được khoảng 50 chiếc UH-1 nhưng sau đó do hao hụt trong Chiến tranh biên giới Tây Nam và thiếu phụ tùng bảo dưỡng nên toàn bộ số UH-1 đã phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên đến năm 2005, Việt Nam đã thực hiện dự án khôi phục hoạt động cho UH-1 với tổng cộng 12 chiếc hoàn thành được đánh số hiệu từ 7901 đến 7912.
Sau đó Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Australia để khôi phục và nâng cấp thêm một số trực thăng UH-1 tiếp theo. Đã có 2 chiếc hoàn thành được đánh số hiệu 7914 và 7915 với đặc điểm nhận dạng bên ngoài là cửa xả quay ngang chứ không ngửa lên trên như phiên bản UH-1H được Việt Nam tự phục hồi. Ngoài ra theo một số thông tin bên lề thì 2 chiếc UH-1 này đã được nâng cấp mới toàn bộ hệ thống điện tử hàng không, hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển vũ khí.
8. Nâng cấp hệ thống tên lửa bờ Redut lên chuẩn Redut-M
8. Nâng cấp hệ thống tên lửa bờ Redut lên chuẩn Redut-M
Redut hiện là hệ thống tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất và mang theo được đầu đạn lớn nhất của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy có nhiều ý kiến cho rằng tên lửa P-35B của hệ thống Redut đã rất cũ kỹ, kích thước cồng kềnh, dễ bị hệ thống phòng không của đối phương tiêu diệt. Điều đó chỉ đúng một phần bởi trong hơn 20 năm sở hữu Việt Nam đã tiến hành nhiều gói nâng cấp, cải tiến để P-35B trở thành một tên lửa hiện đại.
Trước hết đó là gói nâng cấp hệ thống điện tử, các linh kiện sử dụng đèn bán dẫn cũ đã được thay thế bằng các thiết bị kỹ thuật số thế hệ mới khiến cho tên lửa trở nên nhẹ hơn nhưng đạt độ chính xác cao hơn. Gói nâng cấp này không chỉ tăng cường tính kháng nhiễu mà còn giúp tên lửa hạ thấp độ cao hành trình giai đoạn cuối từ 100 m xuống 24 m so với mặt biển. Ở độ cao này xác suất vượt qua hệ thống phòng thủ của chiến hạm đối phương được tăng lên gấp nhiều lần. Bên cạnh việc hạ thấp độ cao, tầm bắn của tên lửa còn được gia tăng từ 460 km lên đến 550 km.
Một cải tiến quan trọng nữa đó đồng bộ hóa hệ thống chỉ huy điều khiển của Redut-M với toàn bộ hệ thống radar cảnh giới của quốc gia. Nghĩa là có thể chia sẻ thông tin, thay thế lẫn nhau giữa đài điều khiển của Redut-M với các đài radar trinh sát, điều khiển của tổ hợp Rubezh, tổ hợp Bastion-P, máy bay An-26RT, tàu chiến và những hệ thống radar cảnh giới khác.
Sau khi nâng cấp, hệ thống tên lửa bờ Redut được đánh giá vẫn đủ khả năng phối hợp cùng những tổ hợp hiện đại hơn như Bastion-P, Bal-E để tạo thành lá chắn thép vững chắc bên bờ biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét