CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Vì sao Trung Quốc thực sự lo ngại mục đích tập trận chung của Nhật-Mỹ?

An ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông là mục tiêu chung

(10:19 16/06/2013) Nhật Bản và Mỹ đều có mục đích đằng sau cuộc diễn tập đánh chiếm đảo Nhật-Mỹ lần này, gây đặc biệt quan ngại cho Trung Quốc.


Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)


Tân Hoa xã vừa đăng bài viết của nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc, tướng Trần Hổ về mục đích tham diễn tập tác chiến đánh chiếm đảo của Nhật Bản ở lãnh thổ Mỹ. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Theo hãng Kyodo Nhật Bản, ngày 10 tháng 6 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu cùng với quân Mỹ tiến hành diễn tập đánh chiếm đảo liên hợp ở San Diego, bang California, Mỹ. Đây là lần đầu tiên cả 3 "quân chủng" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Trên không) tham gia diễn tập đánh chiếm đảo ở lãnh thổ Mỹ.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cử tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu hộ vệ và tàu khu trục Atago trang bị hệ thống Aegis tham gia diễn tập. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài đến ngày 26 tháng 6 năm 2013.

Được biết, cuộc diễn tập lần này mang tên "Dawn Blitz", từ ngày 11 đến ngày 28 tháng 6 do Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với Canada, New Zealand tổ chức liên hợp. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cử khoảng 1.000 quân tham gia diễn tập. Chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đều chính thức cho biết "cuộc diễn tập hoàn toàn không nhằm vào quốc gia cụ thể nào".

Theo kế hoạch, máy bay vận tải cánh xoay Osprey sẽ hạ cánh xuống đường băng tàu sân bay trực thăng Hyuga vào ngày 14 tháng 6, tập luyện sử dụng thang máy để đưa vào nhà chứa dừng máy bay trên tàu.

Trả lời phỏng vấn hãng Kyodo, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn viễn chinh 1 của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ nhấn mạnh: "Máy bay Osprey hạ cánh xuống tàu chiến Nhật Bản có ý nghĩa lịch sử. Đây là cơ hội tốt để tiếp tục tăng cường xây dựng quan hệ tốt với Lực lượng Phòng vệ trong nhiều năm".


Tàu sân bay trực thăng Hyuga

“Dùng dao mổ trâu để giết gà”


Chuyên gia Trần Hổ cho rằng, nhìn vào các thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo".

Trong đó, binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành động" của Nhật Bản.

Nhưng, điều này rõ ràng cho thấy mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không đơn  giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku thì mới thấy được Nhật Bản đang tính toán gì.

Đối với dư luận tuyên truyền rằng Nhật Bản đang tận dụng cơ hội này để học chiến thuật đổ bộ lên đảo của Mỹ - quan điểm này cũng không đứng vững. Đối với Nhật Bản, kinh nghiệm đánh chiếm đảo của họ có thể nói là tương đối phong phú.

Ngay từ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, trên chiến trường Thái Bình Dương, Nhật Bản đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh tương tự. Hơn nữa, phần chi tiết có liên quan đến chiến thuật, tác chiến thực sự rất khó thu được kinh nghiệm thực sự thông qua diễn tập liên hợp giữa hai nước. Vì vậy, ở phạm vi lớn hơn, mục đích tham diễn lần này của Nhật Bản tuyệt đối không phải đơn giản là một cuộc diễn tập đổ bộ lên đảo, có thể nói họ hiện chỉ lấy "đổ bộ lên đảo" làm một cách nói mà thôi.


Tàu khu trục lớp Atago Nhật Bản

Mục đích diễn tập đổ bộ lên đảo của Nhật Bản


Đối với Nhật Bản, suy nghĩ bên trong của họ có thể rất nhiều. Phải biết rằng, quá trình đổ bộ lên đảo của binh sĩ đánh bộ là một phần nhỏ nhất trong tác chiến đánh chiếm đảo.

Trung tâm của tác chiến đánh chiếm đảo là kiểm soát phạm vi lớn của quyền kiểm soát trên không, quyền kiểm soát trên biển. Và tấn công thực sự đối với các căn cứ chi viện tầm xa hoặc căn cứ chi viện trên lãnh thổ của đối phương. Do đó, chiến dịch đổ bộ lên đảo có phạm vi và quy mô tương đối lớn.

Bộ phận lực lượng quân sự này e rằng liên quan đến giới hạn cuối cùng của Hiến pháp hiện hành Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản và Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp, rất có thể chính là muốn giành lấy “khâu đột phá” trong hành động đổ bộ lên đảo.

Đã muốn tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo thì không thể giới hạn trong một vấn đề lực lượng đổ bộ lên đảo, mà phải tính toán từ góc độ tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhật Bản có khả năng trong tương lai lấy điều này làm cơ hội, phát triển đồng bộ sức mạnh quân sự mang tính “tấn công” tranh đoạt quyền kiểm soát trên không/kiểm soát biển, thậm chí tấn công tầm xa, trong phạm vi lớn hơn.

Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản".

Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay không...

Đơn vị tinh nhuệ WAiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản - lực lượng giỏi tác chiến đổ bộ.

Cho nên, Nhật Bản hy vọng thông qua cuộc diễn tập này để đạt được nhiều mục tiêu: Một là muốn khẳng định với bên ngoài về đồng minh Nhật-Mỹ, nhấn mạnh Nhật Bản có thể nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hai là mở  một con đường cho “chiến lược mang tính tấn công” có thể phát triển tiếp theo. Cuối cùng, thậm chí có thể tạo cơ sở cho một loạt hành động như sửa đổi Hiến pháp, thực hiện quyền tự vệ tập thể trong tương lai.

Những tính toán của Mỹ

Phía Nhật Bản có nhiều mục tiêu tiềm tàng như vậy, vậy phía Mỹ thì sao? Có thể nhận thấy, Mỹ cũng tính toán thông qua hoạt động lần này, tăng cường đồng minh quân sự Nhật-Mỹ, đồng thời truyền đi một số thông điệp với bên ngoài, nói cách khác chính là gây sức ép với bên ngoài.

Lấy diễn tập tác chiến đổ bộ lên đảo làm khởi điểm, nói với các nước xung quanh rằng, trong một số thời điểm Mỹ có thể sử dụng phương thức quân sự can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Đông Bắc Á.

Trần Hổ nhấn mạnh, quan điểm này của Mỹ thực chất là "đi trên dây". Bởi vì, họ từng bước thực hiện kiềm chế Trung Quốc - tương ứng với việc từng bước nới lỏng cho Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự.

Trong khi đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người kiềm chế Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự luôn là Mỹ. Vì vậy, Nhật Bản một khi có cơ hội cởi trói khôi phục sức mạnh quân sự, rất có thể trước tiên là "gây khó dễ" cho Mỹ.


Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ


Tướng Trung Quốc cố tỏ ra lo ngại rằng, tình hình này sẽ càng sâu sắc hơn cùng với việc tổ chức cuộc diễn tập liên hợp này, một khi đạt được mức độ nào đó thì khó có thể kiểm soát.

Đương nhiên, đối với Nhật Bản, họ nếu thực sự có thể lấy đây là khâu đột phá, từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài của họ, thì "đó không phải là việc tốt đối với láng giềng ( Trung Quốc), và cũng không chắc sẽ là một việc tốt đối với bản thân Nhật Bản".



Theo GDVN

Không có nhận xét nào: