CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Ấn Độ không để Trung Quốc yên tại Biển Đông?


VnMedia) - Ấn Độ đã phái 4 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tiên phong và một tàu khu trục tàng hình, đi thực hiện nhiệm vụ triển khai dài ngày ngoài khơi xa, từ Eo biển chiến lược Malacca đến Malaysia, Việt Nam và Philippines. Trong hành trình này, các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đi qua những vùng tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông – nơi Trung Quốc đang có các cuộc đối đầu căng thẳng với một loạt nước láng giềng.
 
 Ảnh minh họa
 Tàu khu trục tàng hình INS Satpura của Ấn Độ

4 tàu chiến đến từ Hạm đội Phía Đông của Ấn Độ bao gồm tàu khu trục tàng hình INS Satpura, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường INS Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa INS Kirch và tàu chở dầu INS Shakti. Những chiếc tàu này sẽ ghé thăm các các cảng gồm Klang ở Malaysia, Đà Nẵng ở Việt Nam và Manila ở Philippines trước khi trở về Ấn Độ vào cuối tháng 6. Chỉ huy Hạm đội Phía Đông Ấn Độ - Chuẩn Đô đốc P Ajit Kumar sẽ trực tiếp chỉ đạo nhóm tàu này trong hành trình đi qua Biển Đông.

"Tham gia có tính xây dựng là vũ khí nguyên tắc của chúng tôi trong thời bình. Ý tưởng là củng cố an ninh và sự ổn định trong toàn bộ Khu vực Ấn Độ Dương bằng cách hợp tác với các cường quốc biển trong và ngoài khu vực'', một sĩ quan cấp cao của Ấn Độ đã phát biểu như vậy.

Ấn Độ cũng đang xây dựng “những cây cầu” an ninh hàng hải mạnh mẽ với các nước như Nhật Bản và Việt Nam nhằm làm đối trọng với chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

“Chuỗi Ngọc trai” (String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải – quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên ”Tương lai của năng lượng ở Châu Á” được Mỹ đưa ra 2005. “Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương…đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….

Qua chiến lược “Chuỗi Ngọc trai”, người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ.

Từ lâu, Ấn Độ đã theo dõi sát sao diễn biến các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng bởi New Delhi có một mối lo ngại sâu sa về việc sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ “nhòm ngó” đến Ấn Độ Dương. Cảm nhận được mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tư thế để có thể đối đầu với Trung Quốc.

New Delhi đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho mình. Ấn Độ trong mấy năm qua đang trở thành cường quốc nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nước này cũng đẩy mạnh hoạt động tự chế tạo vũ khí hiện đại, tinh vi. Sức mạnh quân sự của Ấn Độ được đánh giá không thua kém gì và thậm chí có thể vượt qua được cả Trung Quốc.

Trong một diễn biến mới nhất khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vừa có chuyến thăm đến Tokyo với mục đích thắt chặt quan hệ với Nhật Bản – một nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Hai cường quốc hàng đầu của Châu Á được cho là đang tìm đến với nhau để làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong tham vọng bành trướng tứ phía.

Tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Singh đã phát biểu, Ấn Độ chia sẻ với Nhật Bản một lợi ích chiến lược lớn, đó là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về an ninh hàng hải và củng cố sự ổn định trong khu vực. Ấn Độ coi Nhật Bản là “đối tác tự nhiên không thể thiếu” trong con đường tìm kiếm sự ổn định và hòa bình ở Châu Á. Bảo đảm các tuyến đường biển luôn được tự do và rộng mở là điều sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực trong bối cảnh các nước đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông, ông Singh nói.

Kiệt Linh - (tổng hợp

Không có nhận xét nào: