Một tàu sân bay với kích thước khổng lồ của mình nếu không có một hệ thống phòng thủ mạnh, cũng như một hệ thống tàu hộ tống lớn thì rất dễ biến thành “miếng mồi ngon” trên biển. Phương Tây đánh giá tàu Liêu Ninh của Trung Quốc thực sự là một tàu như vậy.
Còn tờ “Luận cứ mỗi tuần” của Nga thì đánh giá: “Mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến”.
Chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology nhận định hàng không mẫu hạm này sở hữu các loại khí tài cơ bản như tên lửa đối không, pháo cận chiến cùng hệ thống radar. Thế nhưng, hiệu quả kết hợp của các vũ khí trên với hệ thống định vị và thiết bị điện tử vẫn đáng ngờ vì đây là điểm yếu lớn nhất mà công nghệ hải quân Trung Quốc chưa giải quyết được.
Còn tờ “Luận cứ mỗi tuần” của Nga thì đánh giá: “Mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến”.
Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật, ngày 28/12/2012 đăng bài viết có tiêu đề: “ Liaoning – Paper Tiger or Growing Cub? ” (Tạm dịch: Liêu Ninh – Hổ giấy hay hổ đang lớn?) . Bài viết dẫn lời ông Ji, nhà nghiên cứu cao cấp, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapo nói rằng: “Tàu sân bay là vô dụng với Hải quân Trung Quốc. Nếu Liêu Ninh được dùng để chống lại Mỹ, nó không có khả năng sống sót”.
Tờ Kanwa của Canada mới đăng bài viết với nhan đề “Các vũ khí lợi hại đánh đắm tàu Liêu Ninh”. Tác giả bài viết cho biết, các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí lợi hại có thể đánh đắm tàu sân bay của Trung Quốc. Khi gặp những đối thủ được trang bị những vũ khí lợi hại (Su-30, Kh-35, Kilo 636 của Việt Nam; F-35 của Nhật Bản; Brahmos, MiG-29 của Ấn Độ) như vậy, Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ không còn đường lui. Bài báo kết luận, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ nên hoạt động tác chiến ở những nơi gần bờ.
Tàu Liêu Ninh được đánh giá thấp về khả năng tự phòng vệ, nhất là khả năng phòng không, chống ngầm. Nó rất dễ bị tiêu diệt bởi các đòn đánh từ trên không bởi các loại máy bay như F-35, Su-27, Su-30 hoặc các loại tên lửa hành trình diệt hạm như Brahmos. Đặc biệt, khả năng chống ngầm của tàu sân bay Liêu Ninh gần như bằng không.
Tạp chí “The Diplomat” nhấn mạnh: Tuy nhiên, họ (TQ) còn khiếm khuyết một lĩnh vực rất quan trọng, là khả năng tác chiến chống ngầm còn quá yếu, đặc biệt khi họ phải đối đầu với Mỹ và Nhật Bản – 2 cường quốc có khả năng tác chiến ngầm dưới nước cực kỳ xuất sắc. Vì vậy, điểm yếu chết người về tác chiến chống ngầm sẽ biến Liêu Ninh thành mồi ngon cho các loại tàu ngầm của đối thủ.
(BTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét