CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Càng hung hăng, Trung Quốc càng bị thiệt


(VnMedia) - Căng thẳng liên tục và kéo dài ở các vùng biển ở Châu Á là do những động thái hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc. Mới đây, hồi tháng trước, tàu Trung Quốc đã đâm vào một tàu cá Việt Nam, phá hỏng mạn tàu. Tiếp đó, Philippines cự nự với Trung Quốc về việc nước này đưa tàu chiến vào vùng lãnh thổ do Manila chiếm đóng ở Biển Đông. Xa hơn về phía bắc, tàu thuyền Trung Quốc lượn lờ quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư suốt 5 ngày liên tiếp.
 
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Trong những năm qua, tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã tạo ra những cuộc đối đầu nhỏ như những cuộc đụng độ hay va chạm giữa tàu thuyền, những vụ bắt giữ ngư dân hay trò “mèo vờn chuột” giữa máy bay các nước ở vùng tranh chấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng ngày càng gia tăng những cuộc đụng độ như vậy đã bộc lộ chiến lược căn bản của Trung Quốc – đó là sử dụng các vùng biển như sân khấu để họ thể hiện quyền thống trị Châu Á.

Trung Quốc đã khởi động những bước đi táo tợn để giành quyền kiểm soát các vùng lãnh hải, gây căng thẳng trong khu vực, các nhà lập chính sách và chuyên gia an ninh nhận định. Trong bối cảnh giới lãnh đạo mới của Bắc Kinh xem việc xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển là một mục tiêu cơ bản của quốc gia và sẵn sàng tranh chấp với các nước trên một vùng lãnh hải rộng lớn từ Đông Nam Á đến Nhật Bản và vươn cả vào Thái Bình Dương, các chuyên gia cảnh báo rằng, sự nổi lên của Trung Quốc là theo hướng gây gổ chứ không phải hòa bình.

Tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng được cho đã là chủ đề của các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa rồi (7 và 8/6) ở California.

Trong khi những vụ việc mới nhất ở các vùng biển ở Châu Á chưa gây ra bạo lực thì chúng cũng làm tăng thêm nguy cơ cho một môi trường vốn đã nguy hiểm bởi việc các nước tăng cường hiện đại hóa quân đội, kiên quyết không chịu nhượng bộ và có nhiều bước đi có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, gây ra xung đột. Những cuộc xung đột đó nếu bùng phát có thể lôi kéo sự can dự của Mỹ - nước có hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản và Philippines.

Cuộc tranh chấp ở Châu Á liên quan đến hơn một tá quốc gia với các nước xung quanh Trung Quốc coi nước láng giềng khổng lồ của họ là một “kẻ khiêu khích”.

“Cửa sổ chiến lược” của Trung Quốc

Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc được trình lên Quốc hội cho biết, giới lãnh đạo Trung Quốc xem hai thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ này là “cửa sổ cơ hội chiến lược”, trong đó họ có thể tăng cường quyền lực của quốc gia không chỉ bằng chỉ số kinh tế mà còn thông qua khả năng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền thái quá của họ và “chiến thắng trong các cuộc xung đột khu vực”.

Thậm chí nếu Trung Quốc tránh các cuộc xung đột thì theo các nhà phân tích, nước này cũng vẫn chuẩn bị sẵn sàng để đẩy quân đội các nước khác vào tình thế phải phản ứng, gần đây nhất là việc Philippines phải mua sắm thêm những tàu chiến mới. Đảng cầm quyền Nhật Bản thậm chí còn phải tính đến chuyện xem xét sửa đổi hiến pháp hòa bình.

Trong chuyến thăm đến Mỹ hồi tháng 5, nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã miêu tả tình hình khu vực hiện nay là một nghịch lý. Cụ thể là các nước ở Châu Á ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau về kinh tế nhưng ngược lại lại đang đối đầu nhau gay gắt vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.

“Cách chúng ta giải quyết nghịch lý này sẽ định hình một trật tự mới ở Châu Á”, bà Park nói.

Chiến lược bành trướng của Trung Quốc diễn ra khi Mỹ thực hiện chính sách hướng trọng tâm vào Châu Á trong một nỗ lực nhằm duy trì sự cân bằng sức mạnh trong khu vực từ lâu vốn nổi tiếng là khá yên bình. Một “phần lớn” của chiến lược chuyển hướng này “đang định hình khu vực đồng thời gây ảnh hưởng đến cách hành xử của Trung Quốc cũng như sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là một diễn viên chính theo một cách tích cực”, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Obama cho biết.

Chỉ cách đây 5 năm, người ta hầu như không bao giờ nghe thấy việc Trung Quốc điều tàu tuần tra đến các khu vực đảo. Tuy nhiên, 5 tháng sau khi Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, tàu thuyền Trung Quốc đã 25 lần xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Giới lãnh đạo Nhật Bản cho rằng, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các cuộc tranh chấp để làm tăng uy tín cho họ trong thời điểm tăng trưởng kinh tế chậm lại và dân chúng có nhiều điều không hài lòng. Tuy nhiên, tình cảm chủ nghĩa dân tộc cũng có thể làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng, hạn chế các lựa chọn của chính phủ nếu họ muốn giảm căng thẳng. Sự hiếu chiến của Trung Quốc cũng gây phản tác dụng bởi nó khiến các nước khác trong khu vực phải tìm đến hợp tác với nhau và hiện đại hóa quân đội của họ để đối phó với Trung Quốc.

“Trong chừng mực nào đó, hung hăng, hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp có thể làm tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc. Sẽ là chuyện bình thường nếu bạn bị hiểu nhầm khi bạn mạnh lên và khi bạn đòi hỏi lợi ích riêng mà trước đây bạn chưa bao giờ làm thế. Trong trường hợp này, các nước nhỏ hơn sẽ xem những nước mạnh hơn và lớn hơn là kẻ bắt nạt”, ông Zhou Weihong, một chuyên gia về Nhật Bản thuộc một trường đại học ở Bắc Kinh, nhận định.

Rõ ràng, nếu Trung Quốc càng hung hăng thì họ sẽ càng phải chịu nhiều tổn hại về cả danh tiếng lẫn sự bị cô lập ở trong khu vực. Thay vì được hưởng một môi trường hòa bình để phát triển, Trung Quốc sẽ phải đối diện với những nước láng giềng ngày càng mạnh hơn và ngày càng dè chừng họ nhiều hơn.

Kiệt Linh - (theo WP)

Không có nhận xét nào: