(10:30 15/06/2013) Tăng cường diễn tập quân sự đa phương, hỗ trợ đồng minh huấn luyện quân đội v.v... sẽ giúp quân Mỹ duy trì vị thế chủ đạo ở châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ triển khai tác chiến hợp nhất trên không-trên biển nhằm vào Trung Quốc. |
Trang mạng "Tạp chí Quốc phòng" Mỹ ngày 11 tháng 6 có bài viết cho rằng, để ứng phó với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đưa ra lý luận "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", yêu cầu các lực lượng vũ trang Mỹ bảo đảm phải chiến thắng Trung Quốc trên các phương diện như máy bay chiến đấu, tàu chiến và vũ khí dẫn đường.
Nhưng có tướng quân Mỹ cho rằng Mỹ cần tiếp tục tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh châu Á, bởi vì đồng minh là vũ khí tốt nhất đối kháng Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, có chuyên gia dự đoán, cùng với việc Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sẽ đối mặt với mối đe dọa “chống can dự” từ những nước lớn mới nổi như Trung Quốc.
Đối với vấn đề này, Chuẩn tướng Richard Simcock của lực lượng Thủy quân lục chiến Thái Bình Dương Mỹ thì cho rằng, Mỹ triển khai nhân viên chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến tại khu vực này hoàn toàn không sợ hãi loại "mối đe dọa" này, hơn nữa ông tin rằng thông qua xây dựng quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Á, Mỹ có thể tiến hành "can dự" khi cần thiết.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 11 tháng 6, ông Simcock nói, mấu chốt của giải quyết mối đe dọa "chống can dự" không phải là thiết kế vũ khí kiểu mới, mà là gia tăng "qua lại" với các nước hữu nghị.
Ông cho rằng, các nỗ lực tăng cường hợp tác với đồng minh như diễn tập quân sự đa phương và trợ giúp đồng minh huấn luyện quân đội, hầu như có thể bảo đảm cho quân Mỹ duy trì lực lượng chủ đạo ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông còn cho rằng, những nỗ lực này có lợi cho tránh xung đột quân sự, bởi vì Mỹ sẽ có lực lượng đồng minh khổng lồ để răn đe kẻ thù tiềm tàng.
Mỹ sẽ luân phiên triển khai tàu tuần duyên ở biển Đông - quân cảng Changi của Singapore. |
Bài viết cho rằng, mặc dù không có quốc gia nào muốn Mỹ mở rộng sự hiện diện quân sự lâu dài ở khu vực này, nhưng các đồng minh châu Á vẫn trông đợi tiến hành huấn luyện liên hợp với quân Mỹ và mua sắm vũ khí công nghệ cao.
Simcock nói: "Sự tham gia và can dự của loại phương thức này được chúng ta sử dụng để đáp trả kẻ thù muốn ngăn chặn quân Mỹ". Ông còn cho biết: "Mối quan hệ được chúng tôi xây dựng hiện nay sẽ thấy được thành quả khi bùng phát khủng hoảng", bất kể là cuộc khủng hoảng này do con người gây ra hay là một trận thiên tai.
Simcock nói thẳng rằng, trong thời gian tới ưu thế quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ rất khó bị thách thức. Nhưng bài viết chỉ ra, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan nghiên cứu của Washington vẫn lo ngại Mỹ sẽ có chiến tranh tiềm tàng với Trung Quốc.
Simcock cho rằng, trên thực tế, thực lực quân sự của Mỹ mạnh hơn so với những hiểu biết của đa số người, nhưng vẫn có những mặt cần được cải thiện, tức là quân Mỹ cần cải tiến vũ khí trang bị, lực lượng tàu chiến cần được tăng cường để ứng phó với bất cứ sự cố ngoài ý muốn nào có thể xảy ra. Nhưng trọng điểm cần tập trung vào làm thế nào để tránh khủng hoảng, chứ không chỉ là nhằm vào một sự kiện cá biệt nào.
Simcock còn cho rằng: "Tôi rất lạc quan đối với khu vực Thái Bình Dương, hơn nữa chúng ta đã trở thành đối tượng lựa chọn của các đối tác hợp tác của khu vực này".
Mỹ-Nhật diễn tập đổ bộ liên hợp |
Mỹ Ấn diễn tập hải quân liên hợp |
Lực lượng thiết giáp Mỹ-Hàn diễn tập quân sự liên hợp |
Theo GDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét