Chiếc tàu ngầm thứ hai thuộc dự án 636 Varshavyanka, chiếc HQ-183 TP. Hồ Chí Minh được nhà máy đóng tàu Admiralty Verf đóng cho Việt Nam, đã kết thúc thành công giai đoạn thử nghiệm trên biển cấp nhà máy và cấp nhà nước, một nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga nói với hãng tin Interfax hôm 2/7.
Trong quá trình kiểm tra, tàu ngầm Hồ Chí Minh đã thực hiện hai lần lặn thử nghiệm, trong đó có một lần ở độ sâu 190 mét.
“Hiện nay, chiếc tàu ngầm đã trở lại dock nổi của nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg để tiếp tục kiểm tra. Công tác huấn luyện các thủy thủ đoàn nước ngoài sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7”, – nguồn tin cho biết.
“Trong vòng một tháng, sẽ thực hiện phần kiểm tra thực tế ven bờ, sau đó là phần kiểm tra trên biển xa với 5 thử nghiệm”, nguồn tin nói.
Theo nguồn tin này, đến cuối năm 2013, nhà máy đóng tàu Admiralty lên kế hoạch hạ thủy chiếc tàu ngầm Kilo 636 thứ ba cho Hải quân Việt Nam. Ba chiếc tiếp theo của dự án cũng đang trong giai đoạn xây dựng”, Interfax dẫn nguồn tin cho hay.
Như đã nêu trong chuyến thăm gần đây tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng tuyên bố, “năm nay, với những nỗ lực chung của 2 nước, sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử Hải quân Việt Nam – đó là sự xuất hiện của một hạm đội tàu ngầm hiện đại”.
Hợp đồng cung cấp cho Hải quân Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636 Varshavyanka (hay còn gọi là Kilo), được ký kết vào năm 2009 trong chuyến thăm tới Moscow của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, hợp đồng cũng bao gồm cả việc đào tạo thủy thủ đoàn, cũng như cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho Việt Nam.
Tàu ngầm diesel-điện dự án 636 thuộc thế hệ tàu ngầm thứ ba, được trang bị các loại vũ khí tấn công mới, bao gồm cả các tên lửa chống tàu phức tạp Club, tăng cường đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu. Các tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam cũng lần đầu tiên được trang bị hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn, hệ thống chữa cháy tự động bằng khí nitơ. Những công nghệ này đã được áp dụng thành công trên tàu ngầm Saint-Petersburg lớp Lada của Hải quân Nga.
Trong đó, tàu ngầm “Hà Nội” là chiếc tàu đầu tiên của project 636 được áp dụng hệ thống mới nhất này.
Trong đó, tàu ngầm “Hà Nội” là chiếc tàu đầu tiên của project 636 được áp dụng hệ thống mới nhất này.
Ngoài ra, hệ thống máy tính trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam cũng là mới nhất, mặc dù nhà sản xuất không tiết lộ chi tiết về hệ thống này.
(BTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét