Belarus được cho là đang chú ý đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Lào và Việt Nam, như là thị trường tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các nước phương Đông và phương Tây khi họ tìm kiếm thêm các hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong bối cảnh thị trường vũ khí ảm đạm. Belarus không phải là quốc gia nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng nhưng họ được cho là đang chú ý đến khu vực Đông Nam Á như là thị trường tiềm năng giúp tăng trưởng doanh thu xuất khẩu vũ khí.
Trong khi Belarus đã sản xuất được các thiết bị vô tuyến, thiết bị truyền thông và thiết bị cho tác chiến vô tuyến điện tử thì việc tham gia nâng cấp, hiện đại hóa và cung cấp các thiết bị quân sự của họ cho Lào và Việt Nam có tiềm năng lớn.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào hồi giữa tháng 5 vừa qua tới Belarus, hai bên cũng đã nhất chí cùng chuyển sang hợp tác liên doanh sản xuất, bảo dưỡng vũ khí và khí tài, đáp ứng nhu cầu hợp tác trong tình hình mới.
Theo báo chí Belarus, Minsk còn đề nghị Hà Nội thiết lập một liên doanh để sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự, và không loại trừ việc bán các sản phẩm này cho các nước thứ ba.
Cụ thể, phía Belarus đã đề cập đến sự cần thiết phải chuyển từ hoạt động xuất nhập khẩu qua địa hạt chia sẻ công nghệ học trong việc sản xuất các thiết bị dùng trong quân sự, thu hút thêm công nghệ tiên tiến và thành lập liên doanh để sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự, kể cả cho các nước thứ ba.
Đặc biệt hơn, sau cuộc họp báo với giới truyền thông, Thủ tướng Belarus Mikhail Myasnikovich công bố tại thủ đô Minsk hôm 16/5 rằng, “Chúng ta (Belarus và Việt Nam) có những hy vọng lớn về hợp tác khoa học và kỹ thuật. Tôi muốn nói đến các hệ thống máy bay không người lái, những hợp đồng chúng ta đang ký kết trong khuôn khổ của chuyến thăm này của ngài và những dự án chung đầy hứa hẹn trong lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ thông tin cũng như y tế”.
Danh tính của loại UAV mà Belarus muốn bán cho Việt Nam không được tiết lộ, nhưng theo các phương tiện truyền thông Belarus, có khả năng cao Việt Nam sẽ mua loại UAV trinh sát thế hệ mới Grif-1 và Sterkh-BM của họ.
Ngoài ra, theo chuyên gia phân tích quân sự Aliaksandr Alesin của Belarus, nước này sẽ giúp Lào hiện đại hóa các hệ thống phòng không và xe tăng của họ.
Phía Lào chủ yếu dựa vào các thiết bị quân sự có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc do chính phủ Việt Nam hỗ trợ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các phần cứng quân sự này đã không được hiện đại hóa và trở nên lỗi thời. Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone vừa qua đã có một chuyến thăm tới Belarus, nơi ông đã được đón nhận như một vị khách của các lực lượng vũ trang.
Phía Lào chủ yếu dựa vào các thiết bị quân sự có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc do chính phủ Việt Nam hỗ trợ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các phần cứng quân sự này đã không được hiện đại hóa và trở nên lỗi thời. Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone vừa qua đã có một chuyến thăm tới Belarus, nơi ông đã được đón nhận như một vị khách của các lực lượng vũ trang.
Ông Alesin nhấn mạnh rằng, Lào đã thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cấp các hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự mà họ đang sử dụng. Hầu hết trong số đó là các hệ thống phòng không và xe tăng, xe bọc thép. Ngoài ra, Viêng Chăn cũng rất quan tâm tới các hệ thống máy bay không người lái, điện đài, thiết bị giám sát và tình báo điện tử cũng như các hệ thống trinh sát/giám sát.
(BTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét