CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

“Tính kế” săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương”

Ngư lôi, tên lửa chống ngầm và máy bay săn ngầm là vũ khí hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trong chiến tranh chống ngầm.
Chính vì hạn chế của rocket chống ngầm là tầm bắn ngắn, nên tác chiến chống ngầm đòi hỏi phải có những vũ khí có tầm tấn công xa hơn. Cùng với đó, đòi hỏi phải đánh chính xác hơn, không rải trên diện rộng như rocket chống ngầm hay bom chìm.
Ngư lôi và “cánh tay nối dài”
Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46 phóng từ hạm nổi.

Các nhà khoa học quân sự đã sáng chế ra các loại ngư lôi trang bị đầu tự dẫn, bám theo sóng âm phát ra từ tàu ngầm để tấn công. Ngư lôi chủ yếu sử dụng động cơ điện, ngư lôi tầm xa sử dụng các chất oxy hóa như hidro peroxit H2O2.
Có thể kể ra những loại ngư lôi hiện đại như ngư lôi Spearfish (Anh), ngư lôi hạng nặng Mk-48, ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk-54 (Mĩ) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 của Nga…
Tuy nhiên, khi mà tàu ngầm được trang bị rộng rãi các tên lửa diệt hạm, thì ngư lôi chống ngầm cũng trở nên yếu thế. Giải pháp được đưa ra là sử dụng các tên lửa chống ngầm tầm xa.
Tên lửa hành trình chống ngầm được thiết kế như các loại tên lửa bình thường. Tuy nhiên, đầu đạn của nó thay vì sử dụng khối thuốc nổ thông thường thì lại trang bị quả ngư lôi (hạng nhẹ).
Trong chiến đấu, sau khi phát hiện mục tiêu tàu địch, tên lửa được kích hoạt rời bệ phóng tới vùng có địch. Ở cự ly nhất định, “đầu đạn” ngư lôi sẽ tách khỏi tên lửa rơi xuống nước tự đồng tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm bằng đầu tự dẫn riêng.
Tên lửa tầm xa chống ngầm đã được nhiều nước chế tạo, sử dụng ống phóng riêng hoặc dùng chung với các ống phóng ngư lôi 533mm và 650mm.
Máy bay tuần tra chống ngầm Il-38.
Máy bay tuần tra chống ngầm Il-38.
Trong khi Mĩ có RUM-139 VL ASROC (tầm bắn 22 km) trang bị trên hạm nổi, UUM-44 SUBROC (tầm bắn 55km) cho tàu ngầm, thì Nga có các tên lửa RPK-6 Vodopad (tầm bắn lên đến 120km), RPK-9 Medvedka (tầm bắn 20km) phóng từ hạm nổi và RPK-2 Viyuga (tầm bắn lên đến 45km), RPK-7 Veter (tầm bắn 120km) phóng từ tàu ngầm … Tên lửa tầm xa diệt ngầm đã giúp nâng cao khả năng tấn công tàu ngầm từ xa cho các hạm tàu của hải quân.
“Sát thủ chống ngầm” từ trên không
Cùng với sự phát triển của công nghệ hàng không, máy bay ngày càng có nhiều ứng dụng trong quân sự, và đương nhiên cũng làm thay đổi về cơ bản tác chiến chống ngầm. Bởi tàu ngầm mạnh về đánh hạm nổi, hay săn tàu ngầm, nhưng rất yếu về mặt phòng không.
Đương nhiên cũng có thể lắp đặt tên lửa phòng không tầm ngắn cho tàu ngầm, như tàu ngầm Kilo Project 636 của Việt Nam cũng có thể được trang bị tên lửa 9K34 Strela-3, nhưng cũng không vì thế mà có thể thay đổi được cục diện. Nhất là khi máy bay có tầm bay xa, tốc độ cao, dễ dàng tấn công tàu ngầm chạy chậm bằng ngư lôi và tên lửa chống ngầm tầm xa.
Chuyên nhiệm săn ngầm tầm xa là các máy bay, thường sử dụng khung thân máy bay vận tải, với yêu cầu bay xa, bay lâu, mang được nhiều vũ khí, khí tài nhưng chỉ cần tốc độ vừa phải. Điển hình là máy bay IL-38 của Nga và P-3C Orion của Mĩ. P-3C Orion có tốc độ bay khi làm nhiệm vụ là 610km/h và có thể bay liên tiếp 14 tiếng liên tục, còn thông số này đối với IL-38 là 645km/h trong 12 tiếng hành trình.
Các máy bay săn ngầm này sử dụng nhiều biện pháp, ngoài thả các phao thủy âm (IL-38 có thể mang theo 216 phao thủy âm RGB-1 hoặc 144 phao RGB-1 và 10 phao RGB-2 để săn lùng tàu ngầm) còn có những biện pháp như sử dụng radar, thăm dò từ tính bất thường, trinh sát hồng ngoại, phát hiện vùng biển ấm hơn do có tàu ngầm hoạt động… nên sẽ tăng khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương.
Sau đó, với tải trọng vũ khí rất lớn mang theo, chúng có thể sử dụng nhiều phương án tấn công, đánh tầm xa, tầm gần, đánh bằng bom chìm, ngư lôi, tên lửa … Tàu ngầm có khả năng cơ động rất thấp, nên nếu bị phát hiện thì khó mà tránh khỏi đòn tấn công của máy bay.
Trực thăng săn ngầm được sử dụng rộng rãi, nó có thể phóng ngư lôi hạng nhẹ tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Các máy bay này còn được trang bị cả tên lửa chống tàu (tên lửa Harpoon trên P-3C) hay tên lửa không đối không để tự vệ (R-73 trên IL-38).
Ngoài các máy bay săn ngầm, nhiệm vụ săn ngầm còn được giao cho các trực thăng, tiêu biểu như SH-60B Seahawk của Mĩ, Ka-27 Helix của Nga và AW-101 Merlin của Anh … Chúng có thể được bố trí trên các tàu chiến, và hoạt động xung quanh khu vực biên đội tàu, để làm nhiệm vụ trinh sát chống ngầm.
Trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay có trang bị máy bay tuần tra/chống ngầm M-28 Bryza. Máy bay có khả năng săn lùng tàu ngầm bằng cách dò từ trường vỏ tàu ngầm, thu tín hiệu hồng ngoại và thả phao thủy âm. Phát hiện tàu địch, M28 sẽ sử dụng các ngư lôi A244/S của Italy để tấn công diệt tàu.
Ngoài ra, ta còn có trực thăng chống ngầm Ka-28, có thể cất hạ cánh trên khinh hạm Gepard 3.9. Ka-28 được trang bị các thiết bị thủy âm để dò tìm tàu ngầm, có thể mang cả ngư lôi, bom chìm chống ngầm.
(BKT)

Không có nhận xét nào: