Cả và Cuba đều xem Mỹ là kẻ thù và gần một tháng trước, Cuba đã đón tiếp một phái đoàn cao cấp của CHDCND Triều Tiên, tuy nhiên hai nước này lâu nay không được xem là đối tác lớn về kinh doanh vũ khí.
Cuba cho rằng số vũ khí lỗi thời mà Hải quan Panama bắt giữ trên tàu chở hàng của CHDCND Triều Tiên là vũ khí mà Havana gởi sang nước này để sửa chữa.
CHDCND Triều Tiên lâu nay được biết là rất tích cực mua sắm, tiếp thị và bán vũ khí, đặc biệt là với các nước đang phát triển ở Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á.
Những thương vụ đó đa phần là tên lửa tầm ngắn và tầm trung, nhưng thị trường hệ thống tên lửa trọn bộ được cho là đã cạn kiệt trong những năm gần đây.
Điều này một phần do áp lực quốc tế và các biện pháp trừng phạt cấm trao đổi, buôn bán vũ khí sau ba vụ thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên kể từ năm 2006 và một loạt các vụ phóng tên lửa tầm xa.
Ngoài ra, việc kinh doanh vũ khí của nước này cũng bị ảnh hưởng do chất lượng kém của vũ khí kiểu Liên Xô mà Bình Nhưỡng có truyền thống sản xuất.
Tên lửa của Cuba trưng bày ở Havana - Ảnh: Reuters
|
Từ những năm 1990, các nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng đã ưu tiên xuất khẩu vũ khí quy ước cũng như các thiết bị và linh kiện được sử dụng trong dây chuyền lắp ráp sản xuất tên lửa.
Theo lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, CHDCND Triều Tiên không được xuất khẩu vũ khí hạng nặng hoặc các vật liệu liên quan đến vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa.
Những vụ buôn bán nổi bật
Dưới đây là một số hoạt động buôn bán vũ khí nổi bật của CHDCND Triều Tiên theo các báo cáo của Liên Hiệp Quốc và một nghiên cứu vào năm 2011 của chuyên gia kiểm soát vũ khí Joshua Pollack, người đã biên soạn các báo cáo công khai về các vụ tịch thu và kiểm tra.
Cuối năm 2012, các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết 445 trụ than chì do CHDCND Triều Tiên sản xuất có thể được sử dụng để sản xuất tên lửa đạn đạo, đã bị thu giữ vào tháng 5 trên một tàu chở hàng của Trung Quốc tại cảng Busan của khi tàu này đang trên đường đến Syria.
Tháng 12.2009, Thái Lan đã chặn một máy bay phản lực từ Bình Nhưỡng mang theo 35 tấn vũ khí quy ước, bao gồm cả tên lửa đất đối không. Giới chức Thái Lan cho biết chiếc máy bay này đang trên đường đến Iran, là một khách hàng tên lửa và vũ khí quan trọng của CHDCND Triều Tiên.
Tháng 11.2007, các khối nhiên liệu đẩy có thể sử dụng để chế tạo tên lửa Scud đã bị tịch thu trên một con tàu đến Syria.
Bình Nhưỡng đã cố gắng bán tên lửa tầm ngắn hơn và tên lửa cổ điển của Liên Xô và súng cho các khách hàng ở châu Phi. Những năm gần đây cũng có báo cáo về các vụ bắt giữ các lô hàng đang trên đường đến Eritrea, CH Congo và Burundi.
Trong tháng 11.2009, các bộ phận và thiết bị của xe tăng đang trên đường đến CH Congo đã bị phát hiện ở Nam Phi.
Trong ba vụ bắt giữ riêng biệt từ năm 1999 đến 2000, các bộ phận và linh kiện tên lửa đã bị phát hiện trên đường tới Libya.
Năm 1996, tên lửa pháo binh và linh kiện tên lửa Scud đã bị phát hiện tại Thụy Sỹ khi đang được vận chuyển đến Ai Cập.
Washington cho biết một trong những hợp đồng giữa Myanmar và Triều Tiên cho phép Bình Nhưỡng giúp nước này chế tạo tầm trung sử dụng nhiên liệu lỏng.
Tháng 6.2009, nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật đưa tin ba vụ bắt giữ liên quan đến việc Bình Nhưỡng xuất khẩu bất hợp pháp cho Myanmar thiết bị đo từ tính được cho là cần thiết cho tên lửa đạn đạo tầm xa.
Vào hôm 16.7, Tổng thống Panama Ricardo Martinelli cho biết tàu Chong Chon Gang 14.000 tấn, đã rời Cuba đi CHDCND Triều Tiên, mang theo tên lửa và các vũ khí khác giấu dưới các kiện hàng đường thô.
Hình ảnh tiết lộ từ vụ bắt giữ cho thấy một ống màu xanh lá cây mà theo một chuyên gia cho biết dường như là một ăng-ten radar sử dụng để hướng dẫn tên lửa phòng không.
Bộ Ngoại giao Cuba sau đó đã lên tiếng nhận đó là lô vũ khí phòng thủ cũ của họ. Theo Bộ Ngoại giao Cuba, lô vũ khí trên tàu bao gồm hai hệ thống tên lửa phòng không Volga và Pechora, 9 tên lửa đã được tháo rời các bộ phận, hai chiến đấu cơ phản lực Mig-21 và 15 động cơ cho những chiếc máy bay này.
Nguyên Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét