Tờ “Độc Lập” liệt kê một loạt các hoạt động phóng sẽ diễn ra trong 2 năm 2013 và 2014, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-20V “Voyevoda-M” (SS-18 Satan), RS-24 Yars (SS-29), RS-18 Stiletto (SS-19), RS-12M “Topol-M” (SS-25) sẽ được mua bảo hiểm phóng. Ngoài ra, trong danh sách này có một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh.
Không khó để nhận ra, cách đây mấy tháng, Cục trưởng Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu Nga - ông Denis Nowitzki đã báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin về kế hoạch phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, chính là RS-26 Rubezh. Nó do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển, đây cũng là nhà thiết kế các tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M2, RS-24 và RSM-56 (R-30 Bulava-30).
Ông chỉ ra, theo kế hoạch xây dựng quốc phòng do Tổng thống Nga phê chuẩn, vào lúc 21h45 (giờ Moscow) ngày 6-6-2013, quân đội Nga đã phóng thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có độ chính xác cao, trên hệ thống vũ khí tên lửa chiến lược Rubezh, tại bãi phóng thử Kapustin Yar ở Astrakhan. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu tại một khu vực thuộc Kazakhstan.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhấn mạnh rằng, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.
Một quan chức công nghiệp quốc phòng Nga cho báo giới biết vào ngày 05-10, RS-26 Rubezh có khả năng mang theo nhiều đầu đạn tốc độ siêu cao, dẫn đường đa phương thức. Cho đến nay RS-26 đã phóng thử thành công ít nhất là 4 lần, cuối năm nay sẽ tiếp tục thử nghiệm 1 lần nữa. Sang năm 2014, Nga cũng sẽ có thêm vài vụ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này.
Bài báo phân tích, rất có khả năng RS-26 Rubezh sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, sử dụng hệ điều khiển quán tính truyền thống, thay thế một số nguyên kiện mới để có thể kịp thời thay đổi các tham số bay và phân phối lại mục tiêu trước khi phóng. Nó có trọng lượng phóng khoảng 60 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động, tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa khoảng 6.000km.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét