Động thái này được coi là nhằm đáp trả lại những hành động ngày càng cứng rắn của Tokyo trong vấn đề tranh chấp lãnh hải, và là đòn trả đũa sau vụ trừng phạt Nga mới đây của Nhật Bản, xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tỏ thái độ thất vọng trước việc Nhật Bản quyết định từ chối cấp thị thực cho 23 công dân Nga và cho biết, sự kiện này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đang dần khởi sắc giữa hai bên trong thời gian gần đây.
Theo đài “Tiếng nói nước Nga”, cuộc tập trận quân sự chung mang tên “Tương tác biển-2014” (Naval Interaction-2014) giữa Nga và Trung Quốc, sẽ được sẽ được tổ chức vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại khu vực biển phía tây bắc đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc diễn tập quân sự liên hợp này có sự tham gia của hơn 20 tàu chiến các loại, cùng nhiều khoa mục diễn tập như chống ngầm, phòng không, bao vây, tiếp tế. Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ với lực lượng hải quân 2 nước mà còn đối với cả quan hệ hợp tác Nga-Trung, khi cùng thời điểm đó Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Trung Quốc.
Biên đội hộ tống tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Viraat gồm các khu trục hạm lớp Delhi, khinh hạm lớp Talwar, khinh hạm lớp Trishul, khinh hạm lớp Godavari và tàu tiếp liệu INS Deepak
Tiếp ngay sau đó là cuộc diễn tập quân sự mang tên “Indra-2014” giữa Nga và Ấn Độ tại vùng biển Nhật Bản vào trung tuần tháng 7-2014. Người phát ngôn của hải quân Nga tuyên bố vấn đề trên, sau hội nghị quan chức cấp cao hải quân hai nước diễn ra tại Vladivostok, Nga.
“Indra-2014” là cuộc tập trận chung lần thứ 11 giữa hai nước Nga-Ấn, chỉ duy nhất năm 2011 là không tiến hành, do các chiến hạm Nga còn bận tham gia chiến dịch viện trợ cứu hộ sóng thần tại Nhật Bản.
Được biết, đây cũng là lần thứ hai Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia tập trận quân sự chung ở châu Á. Phía Ấn Độ sẽ cử 4 tàu chiến tham gia cuộc tập trận lần này.
Giám đốc trung tâm đánh giá chiến lược Nga Victor Mizin cho biết, hai cuộc tập trận này đều nằm trong kế hoạch diễn tập quân sự thường niên. Chẳng hạn như, diễn tập “Indra” được bắt đầu tổ chức từ năm 2003. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động hiện nay, nhất là cuộc xung đột Ukraine đang leo thang căng thẳng thì những cuộc tập trận này mang ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Biên đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương - Nga trong 1 cuộc diễn tập
Ông Victor Mizin cho rằng, do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga ngày càng phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt đến từ Mỹ và EU. Điều này đã khiến Moscow tích cực chuyển trọng tâm hợp tác sang khu vực châu Á, đặc biệt là Bắc Kinh, tất nhiên trong đó có cả New Dehli.
Nga-Ấn luôn cho rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề địa-chính trị của hai bên. Với Moscow, việc tăng cường và củng cố mối quan hệ thân thiết với New Delhi, là một trong những nền tảng cơ bản trong chính sách ngoại giao của nước này.
Liên quan đến cuộc diễn tập chống khủng bố “Indra-2014”, mặc dù nội dung cụ thể vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, Ấn Độ đã tiến hành tham quan địa điểm neo đậu tàu chiến, nhằm bảo đảm các vấn đề thông tin, dẫn đường và hàng loạt các chuẩn bị khác, có liên quan đến một cuộc diễn tập chiến đấu thực binh.
Các nhà phân tích quân sự Nga cho rằng, việc lựa chọn biển Nhật Bản xuất phát từ những tính toán về các dự án hợp tác kinh tế tại khu vực này.
Chiến hạm Trung Quốc trong 1 cuộc diễn tập chung với Nga
Trước hết, xét về nền tảng tài nguyên của Nga, Ấn Độ muốn tích lũy những kinh nghiệm để bảo đảm an ninh hàng hải của mình. Hiện nước này đang tham dự án khai thác khí đốt “Sakhalin-1” và kế hoạch vận chuyển nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vùng Bắc Cực.
Moscow và New Delhi đang cùng nhau tham gia dự án khai thác mỏ phosphate trên bán đảo Kola và mỏ muối ka-li-ma-giê tại khu vực biên cương Perm, với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD. Cùng với đó hai bên cũng đang tiến hành đàm phán về dự án khai thác mỏ dầu ở khu tự trị Nenets, miền bắc nước Nga.
Ông Viktor Mizin cho rằng, sự hiện diện quân sự của Ấn Độ tại vùng Viễn Đông và khu kinh tế ngoài khơi Bắc Băng Dương giúp tăng cường an ninh khu vực và mở rộng hợp tác với Nga. Đây chính là con bài quan trọng của Moscow trong việc đối thoại với phương Tây nhằm đối phó với lệnh cấm vận do những biến động chính trị Ukraine.
Ngược lại, hợp tác công nghiệp quốc phòng với Nga đã giúp Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc tên lửa hàng đầu ở châu Á. Việc hai nước thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự chung, triển khai hợp tác kỹ thuật quân sự, chống khủng bố là nguyện vọng chung của cả hai bên, bởi cả Ấn Độ và Nga đang phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét