Tàu chiến Trung Quốc. |
Theo vị quan chức này, kể từ khi Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn năm 1994, Bắc Kinh đã từ từ biến khu vực này trở thành căn cứ hải quân ở Biển Đông với ít nhất một tàu chiến cập cảng.
"Tại một thời điểm nhất định, có một khinh hạm của Trung Quốc ra khỏi đó. Họ đã ở đó từ lâu. Họ thành lập một trạm trung chuyển Hải quân", vị quan chức an ninh Philippines cho biết.
Bên cạnh sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc tại Đá Vành Khăn, nguồn tin còn nhấn mạnh, căn cứ tại đây hiện được xem là pháo đài hải quân tiên tiến nhất trong khu vực tranh chấp, phục vụ các mục tiêu quân sự lẫn bảo vệ ngư dân.
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) trước đó tuyên bố họ đang theo dõi chặt chẽ các tàu chiến Trung Quốc tại Đá Vành Khăn.
Trong năm 1994, Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn và xây dựng trái phép nhiều cấu trúc kiên cố tại đây. Sau đó, Trung Quốc chuyển đổi khu vực thành một căn cứ Hải quân 8 tầng kiên cố và được bảo vệ nghiêm ngặt có đầy đủ bãi đậu trực thăng, bến tàu và các trạm radar. Các trạm phong điện cũng được xây dựng để cung cấp điện cho căn cứ.
Theo nguồn tin, hiện nay tất cả các tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, tàu bán vũ trang được triển khai trong khu vực đều sử dụng căn cứ, thiết bị tại Đá Vành Khăn.
Điều này giải thích tại sao Trung Quốc có thể ngay lập tức triển khai tàu hải quân và các tàu khác đến kéo một khinh hạm của họ bị mắc kẹt tại Bãi Trăng Khuyết hồi tháng 7 năm ngoái.
Ngoài Đá Vành Khăn, Trung Quốc còn xây một số căn cứ hải quân trên các rạn san hô bị nước này chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, bao gồm tại Bãi đá Subi. Tại đây, Trung Quốc xây dựng cơ sở ba tầng với các ụ súng, bãi đậu trực thăng, trạm radar và hải đăng.
Bạch Dương (Theo Phistar)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét