CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

“Thăng trầm” của súng, pháo đối không trên tiêm kích

Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thứ 2, súng – pháo là vũ khí không đối không chủ lực số một trên tiêm kích đánh chặn.
Kể từ khi máy bay ra đời và phát triển, nó đã khai sinh ra một lực lượng quân sự mới, không quân. Với khả năng cơ động rất cao, không quân có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ gồm: trinh sát, vận tải, ném bom. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, sự xuất hiện máy bay mang được bom – “khối thuốc nổ” khổng lồ thúc đẩy nhà khoa học phát triển máy bay làm nhiệm vụ đối kháng, đánh chặn diệt máy bay địch, đó chính là máy bay tiêm kích.
Vũ khí thuở ban đầu của máy bay tiêm kích chính là súng, pháo – vũ khí đối không thống trị suốt hàng chục năm trước khi tên lửa xuất hiện.
Súng - pháo là vũ khí không đối không chủ lực trên tiêm kích trong suốt hàng chục năm.
Súng máy và thiết bị đồng bộ của Anthony Fokker
Ngay từ những ngày “thai nghén” của không quân, súng máy đã là một vũ khí chủ lực trong nhiệm vụ đối không diệt máy bay địch. Ban đầu, phi công chỉ mang được vũ khí cá nhân như tiểu liên, súng trường hay súng carbin có tầm bắn hạn chế, tốc độ bắn chậm và sức sát thương không cao.
Mãi tới năm 1913, súng máy Vickers cỡ nòng 7,7mm mới được trang bị lên máy bay chiến đấu 2 tầng cánh Vickers E.F.B.1. Vickers có tầm bắn hiệu quả lên đến 2km, tầm bắn tối đa trên 4km, cơ số đạn 250 viên, tốc độ bắn 500 phát/phút, đây là một vũ khí tiến công máy bay địch hiệu quả.
Sự xuất hiện của súng máy Vickers và sau đó là súng máy Lewis trên máy bay chiến đấu Vickers F.B.5 đã đánh dấu một bước chuyển mạnh của máy bay tiêm kích. Chúng được trang bị súng máy với tốc độ bắn cao, tầm bắn khá xa đủ để công kích máy bay địch.
Và thời đại của máy bay chiến đấu bắt đầu. Trong số đó, những chiếc tiêm kích nhỏ bé luôn nổi bật. Di chuyển nhanh nhẹn với sức cơ động cao, trang bị súng máy mạnh, đó thực sự là nỗi kinh hoàng của máy bay địch.
Khẩu súng máy Vicker-Maxim trên máy bay tiêm kích cánh quạt 2 tầng cánh. 
Nhưng lúc này đã có vấn đề xuất hiện, trên máy bay, súng máy thường được đặt ở trước mặt phi công, chĩa nòng thẳng về phía trước trùng với mũi máy bay. Vị trí này thuận lợi cho việc ngắm bắn quân địch, nhưng không cho phép sử dụng cánh quạt kéo mà chỉ có thể sử dụng cánh quạt đẩy, đặt phía sau lưng phi công.
Việc sử dụng cánh quạt đẩy làm hạn chế khả năng cơ động của máy bay, trong khi yêu cầu tiên quyết của máy bay tiêm kích là phải có tốc độ cao và rất linh hoạt để bám đuổi, tiêu diệt máy bay địch. Nếu sử dụng cánh quạt kéo, thì những phát bắn của súng máy sẽ làm hỏng cánh quạt.
Một biện pháp tình thế là lắp đặt súng máy ở bên ngoài vùng hoạt động của cánh quạt máy bay. Điều này gây khó khăn cho thao tác của phi công, cũng như việc ngắm bắn. Ở trên không, xác suất bắn trúng máy bay địch rất thấp, nếu súng máy không đặt trùng với mũi máy bay thì hiệu quả chiến đấu giảm đi rất nhiều.
Vấn đề nan giải này chỉ được giải quyết bởi Anthony Fokker, một kĩ sư Hà Lan. Ông đã phát minh ra thiết bị đồng bộ hóa súng máy và cánh quạt. Nhờ thiết bị này, súng sẽ không thể bắn khi cánh quạt đang quay qua trước nòng súng, và vì thế đạn sẽ không làm hỏng cánh quạt máy bay, dù cho chúng được đặt trên cùng một trục. Những loại máy bay với thiết bị đồng bộ của Fokker đã làm mưa làm gió trên bầu trời trong Thế chiến thứ nhất.
Tung hoành trong Thế chiến thứ hai
Thiết bị đồng bộ hóa của Anthony Fokker đóng vai trò rất lớn trong không quân thời Thế chiến thứ nhất, nhưng đã nhanh chóng trở nên không cần thiết.
Những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là những động cơ mạnh hơn đã giúp máy bay chiến đấu mang được nhiều súng pháo hơn, nhất là ở hai bên cánh. Ngay cả các loại trọng liên cỡ nòng lớn cũng được đưa lên máy bay.
 Những khẩu súng máy và pháo đặt ở ngay phía sau động cơ cánh quạt chiếc tiêm kích Bf 109 nổi tiếng của phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2.
Điển hình như chiếc Yak-3 của Liên Xô mang được 1 pháo tự động 20mm ShVAK và 2 trọng liên 12,7mm Berezin UBS. Chiếc Messerschmitt Bf 109 của Đức được trang bị 3 pháo tự động 20mm MG-151, 2 súng máy MG-131 13 mm, và hai thùng phóng rocker WGr.21
Thời kì này là giai đoạn súng máy được sử dụng rộng rãi nhất trên các máy bay. Ngoài ra, các loại pháo tự động cỡ nòng lớn và các thùng phóng rocket cũng được thí điểm sử dụng. Những trận không chiến nổ ra và súng máy đã chứng tỏ sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, cuối Thế chiến thứ hai, cùng với việc động cơ piston đạt đến giới hạn và tiêm kích phản lực ra đời, vai trò của súng pháo trên máy bay chiến đấu bị đặt dấu hỏi cần xem xét. Tốc độ máy bay chiến đấu đã tăng lên rất nhiều nhờ động cơ phản lực, liệu súng máy có còn hữu dụng?
Lương Minh

Không có nhận xét nào: