Việt Nam được cho là đang sở hữu một số tàu lặn bán ngầm do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chế tạo.
Trong phóng sự viết về nhà máy X56 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân) trên báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 02/10/2014 có đăng hình ảnh các nhân viên kỹ thuật đang sửa chữa một thiết bị lặn. Thiết bị lặn này ít khi được nhắc tới trong danh sách các phương tiện hiện có của Hải quân Nhân dân Việt Nam, hình ảnh của chúng cũng hiếm khi xuất hiện và đây mới chỉ là lần thứ 2 được công khai rõ ràng, vậy thiết bị này có chức năng gì?
Thiết bị lặn tại nhà máy X56. Ảnh: Quân đội nhân dân |
Nhìn bên ngoài thì thiết bị này có hình dáng như 1 tàu ngầm cỡ nhỏ. Một số nguồn tin nước ngoài cho biết trong giai đoạn 1996 - 1997 Việt Nam đã mua 2 tàu ngầm cỡ nhỏ của Triều Tiên cùng 2thiết bị lặn bán ngầm, rất có thể trong ảnh chính là 1 trong 2 thiết bị lặn bán ngầm I-SILC do Triều Tiên chế tạo.
Tuy nhiên phân tích hình ảnh cho thấy đây có thể là thiết bị lặn I-SILC do Việt Nam cải tiến. Không giống như các tàu bán ngầm thế hệ trước của Triều Tiên, mẫu I-SILC của Việt Nam dài hơn và được trang bị động cơ điện giúp di chuyển ngầm dưới nước, có thể lặn hoàn toàn ở độ sâu khoảng 3 m và chỉ có phần ống thông hơi nổi lên, ống thông hơi này khi không sử dụng có thể hạ xuống giúp tránh bị phát hiện.
Thiết kế mẫu I-SILC của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân |
Thông số kỹ thuật của tàu bán ngầm I-SILC (thông số này được lấy từ 1 tàu I-SILC của Triều Tiên bị Hàn Quốc bắt giữ): Dài: 12,8 m; rộng: 2,95 m; lượng giãn nước: 10,5 tấn; động cơ: 3 động cơ Johnson V8 công suất 260 mã lực; tốc độ tối đa: 50 hải lý/giờ khi đi nổi và 6 hải lý/giờ khi lặn; tầm hoạt động: 200 hải lý; độ sâu có thể lặn: 3 m với ống thông hơi và tối đa là 20 m; khả năng vận chuyển: 8 người (4 thủy thủ đoàn, 1 - 2 người phụ trách hộ tống, 1 - 3 người thực hiện nhiệm vụ xâm nhập); vũ khí trang bị: các loại vũ khí cỡ nhỏ.
Tàu bán ngầm I-SILC của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét