CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Vì sao Trung Quốc hối hả đóng thêm nhiều tàu sân bay

Những ngày này, các bức ảnh được cho là chụp một phần chiếc tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đã làm mưa làm gió trên các trang mạng nước này.
Nếu đúng như dự đoán thì chiếc tàu thứ hai sẽ được xây dựng hoàn toàn trong nước, và là một bước tiến then chốt được kỳ vọng từ lâu của quân đội TQ (TQ) khi triển khai chiến lược xây dựng ‘hải quân viễn dương’.
Không nhiều người nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh. Lãnh đạo TQ đã tuyên bố cởi mở về về các kế hoạch của họ nhằm thành lập một hạm đội tàu sân bay tối tân trong những năm tới đây.
Suốt nhiều thập kỷ qua, TQ đã thu mua nhiều loại tàu ‘về hưu’ dường như để nghiên cứu về tổ hợp công trình và các khía cạnh kỹ thuật cần thiết để làm chủ biểu tượng sức mạnh trên mặt biển này.


Các xưởng đóng tàu của TQ đã tiếp nhận công nghệ đóng tàu của phương Tây, điều đó cũng có nghĩa là họ xây dựng toàn bộ thân tàu theo từng phần, bao gồm rất nhiều hệ thống tạo nên một chiếc tàu vừa là nơi trú ngụ vừa là tổ hợp chiến đấu.
Sau đó, họ ghép các phần lại với nhau, hạ thủy thân tàu và bổ sung các phần của tàu bên trên boong chính và sau đó là phần còn lại của các thiết bị.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.
Vài năm trước đây, khi Bắc Kinh công khai tham vọng về hàng không mẫu hạm, nhiều người muốn tìm hiểu tại sao một quốc gia có sức mạnh lịch sử trên cạn như TQ lại quan tâm tới tàu sân bay – một thứ biểu tượng cho sức mạnh nổi trên biển.
Để lý giải cho điều này, người viết (tác giả James R. Homes) lấy cách tiếp cận của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides, cho rằng có ba động cơ chính thúc đẩy hành động của con người – đó là: sự sợ hãi, danh dự và lợi ích.
Nhìn từ cách tiếp cận này, có thể thấy Bắc Kinh sợ bị Mỹ kiềm chế (- một tàn dư của chiến tranh Lạnh) nên họ nhìn thấy cơ hội để lấy lại danh dự đã mất trong suốt một thế kỷ bị rơi vào tay các đế quốc, thực dân; và hy vọng bổ sung thêm sức mạnh hải quân mà họ tích lũy được để thúc đẩy các lợi ích của TQ ở vùng biển châu Á.
Điều gì đã thay đổi sau đó? Sợ hãi và danh dự là những cảm xúc cần thiết. Và có thể là việc đưa chiếc tàu Liêu Ninh (đóng mới lại từ tàu Varyag cũ của Liên Xô) ra biển nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu xua đuổi những kỹ ức văn hóa buồn đau. Nhưng ai biết được chuyện gì xảy ra khi nỗi sợ hãi bị dồn tới bước đường cùng?
Mỹ và các nước đồng minh đã ngự trị ở biển Đông Á đủ lâu để hải quân của họ có thể khơi lại những nỗi sợ hãi không cân xứng với vị thế hiện nay của họ. Hoặc, các lãnh đạo TQ có thể nhìn thấy giá trị trong việc phản ứng một cách quá ầm ĩ, và do đó khiến cho các quốc gia phương Tây phải lo sợ chính những lời tiên tri của mình thường được gọi với tên ‘sự đối kháng Trung – Mỹ’.
Điều quan trọng nhất có thể là những nỗi lo âu phát sinh từ danh dự và sợ hãi đã cho phép TQ có thể hành động hầu như xuất phát từ các tính toán về lợi ích. Đơn giản là việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh có thể ngăn chặn trước các lo ngại, trong khi vẫn thỏa mãn mong mỏi của xã hội TQ về một năng lực mà mọi cường quốc đều ham muốn.
Xét về vấn đề lợi ích (lĩnh vực cân bằng hải quân), hải quân TQ có hỏa lực trên bờ thừa mạnh để có thể yểm trợ cho hạm đội của họ ngoài biển. Hải quân TQ không nhất thiết phải cạnh tranh trực tiếp với hải quân Mỹ để hiện thực hóa các mục tiêu tác chiến.
Chừng nào mà Bắc Kinh còn tự hạn chế các lợi ích của mình trong tầm yểm trợ của hỏa lực trên cạn, tức là trong vùng biển cách bờ khoảng 1.000 dặm, hải quân TQ không có nhiều nhu cầu phải có các tiềm lực tương ứng như với của Mỹ và các đồng minh.
Thậm chí các tàu sân bay nhỏ hơn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu như các tên lửa tầm thấp và đạn đạo chống hạm, các tàu ngầm, máy bay tuần tiễu và các chiến đấu cơ có thể ghìm chân hải quân Mỹ, và nếu như hải quân các quốc gia châu Á không ngang hàng. Vậy thì tại sao lại phải nhọc lòng đua theo tiêu chuẩn Mỹ?
Lúc này khó có thể nói rằng Hải quân TQ đang vội vã muốn ngang hàng với các tiềm lực của các tàu sân bay trang bị hạt nhân của Mỹ. Vậy thì lý do giải thích khả dĩ có thể là, TQ sẽ nỗ lực để tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ với chiếc tàu sân bay đầu tiên tự đóng trong nước. Một điều nữa cũng rất có thể là, họ sẽ xây dựng nên một phiên bản cải tiến của tàu Liêu Ninh (Varyag). Tội gì không chơi một cách an toàn khi có thể?
(TTVN)

Không có nhận xét nào: