CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Ngoại giao mềm kiểu Thái Lan có gỡ được ’ngòi nổ’ biển Đông?

Trong khi tranh chấp chủ quyền ở biển Đông giữa các bên đang ngày càng trở nên căng thẳng bởi hàng loạt các động thái leo thang của Trung Quốc, thậm chí có nguy cơ xảy ra xung đột thì các nhà quan sát quốc tế đều khẳng định một số nước trong khối ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp có thể đóng góp nhiều hơn nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.
Và trong hoàn cảnh đó, Thái Lan nổi lên như một điều phối viên tích cực, đặc biệt là trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Về quốc phòng, Thái Lan có quân đội quy mô lớn và mạnh với 250.000 quân thường trực. Vương quốc này sở hữu một lực lượng xe tăng khá đông đảo như 283 xe tăng chiến đấu chủ lực (bao gồm các xe M-48 và M-60), 410 xe tăng hạng nhẹ, 1.003 xe thiết giáp.
Trong khi các nước láng giềng Thái Lan tăng cường hiện đại hóa đội chiến đấu cơ thì mãi vài năm gần đây, Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn này, chủ yếu là thực hiện các gói nâng cấp máy bay, mua một vài máy bay mới. Họ ký hợp đồng với Lockheed Martin (Mỹ) hiện đại hóa 18 F-16A/B lên chuẩn Block 50/52 với tổng trị giá 700 triệu USD. Thái Lan ký thêm hợp đồng mua thêm 6 JAS-39. Để đảm bảo năng lực vận tải, Thái Lan đang đặt hàng mua thêm 6 CN-235, 2 Boeing 747-8I-BBJ phục vụ VIP (chuyển giao giai đoạn 2014-2015), 1 Saab 340.


Hải quân Thái Lan là lực lượng lớn ở Đông Nam Á. Trong biên chế hải quân Thái, có 1 tàu sân bay do Tây Ban Nha đóng, trên tàu triển khai các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier (mua từ Tây Ban Nha), 8 frigate đóng ở Mỹ và Trung Quốc. Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng chú trọng vào việc phát triển hải quân, vào tháng 9/2012, chính phủ Thái Lan đã chuẩn chi 1 tỉ USD để mua hai tàu hộ tống.
Tàu sân bay Chakri Naruebet của hải quân Thái Lan
Thái Lanlà một trong 10 nước châu Á chi ngân sách cho quốc phòng nhiều nhất. Trong giai đoạn 2010-2011, ngân sách quốc phòng của Thái Lan tăng trên dưới 5%.
Năm 2012, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn về tài chính do phải khắc phục nạn lụt lịch sử nhưng vương quốc này vẫn dành 167,5 tỷ baht (5,5 tỷ USD) cho quốc phòng, tức chỉ giảm vỏn vẹn 1 tỷ baht so với năm 2011 và gấp đôi Việt Nam.
Theo báo cáo, trong tài khóa 2013, chính phủ Thái dự định tăng 10% ngân sách quốc phòng (lên đến 185 tỷ baht), song trong các tài khóa 2014 và 2015, chi phí quân sự sẽ giảm xuống còn 183,18 tỷ baht. Báo cáo không nêu lý do sự cắt giảm này. Có lẽ đó là do chính phủ đã hứa cắt giảm thâm hụt ngân sách đến năm 2015.
Về chính trị, tuy không có quyền lợi trực tiếp ở biển Đông nhưng do lo ngại sẽ bị ảnh hưởng về chính trị lẫn kinh tế, Thái Lan đã thể hiện thái độ không thể đứng ngoài vấn đề hệ trọng này và ngày càng khẳng định vai trò của một điều phối viên tích cực.
Chính vì vậy mà Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách lôi kéo sự ủng hộ của Thái Lan trong vấn đề biển Đông.
Chọn Thái Lan làm trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước ASEAN trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào tháng 5/2013, ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã không ngần ngại tìm cách lobby Bangkok “hỗ trợ” Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 2/5 nhận định.
Trong chuyến thăm của mình, ông Vương Nghị đã cố gắng tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý, tập trung của ASEAN vào vấn đề Biển Đông vốn đang ngày càng căng thẳng do những hành vi leo thang của Bắc Kinh khi nói với các nhà lãnh đạo Thái Lan rằng nên xem tranh chấp Biển Đông như một vấn đề lịch sử quan trọng, và Trung Quốc cũng như ASEAN nên tập trung vào việc tăng cường quan hệ “đối tác chiến lược”.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã thẳng thắn với nước chủ nhà Thái Lan: “Trung Quốc hy vọng Thái Lan với tư cách là điều phối viên sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc hỗ trợ sự phát triển của mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc”, Vương Nghị nhấn mạnh. Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm, ông hy vọng các nước ASEAN có thể “ngăn chặn” vấn đề (Biển Đông?) và tập trung vào hợp tác với Trung Quốc.
Vương Nghị cũng nhắc khéo chủ nhà: “Mối quan hệ Thái Lan – Trung Quốc là mối quan hệ đặc biệt, giống như một kho báu và phải được nuôi dưỡng bởi cả hai quốc gia”.
Không lâu sau đó, vào tháng 7/2013, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long cũng đã có chuyến thăm Thái Lan, và hội đàm với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Trong khi Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Phạm Trường Long nhấn mạnh ông kỳ vọng rất lớn vào sự hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và Thái Lan thì Thủ tướng Yingluck chỉ mềm mại nhấn mạnh, Thái Lan ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng các cơ chế hiện có để đảm bảo an toàn cho các hành lang hàng hải đi qua các đảo tranh chấp trên biển Đông và kêu gọi các giải pháp hòa bình.
Không chỉ khéo léo trong quan hệ với Trung Quốc và các nước ASEAN, Thái Lan cũng thể hiện vai trò điều phối viên tích cực của mình trong hàng loạt các hoạt động liên quan đến tranh chấp trên biển Đông.
Đầu tháng 6/2013, Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutr phát biểu trong cuộc gặp với các nhà khoa học, nghiên cứu biển Đông của nước này rằng Bangkok rất quan ngại những căng thẳng ngày càng gia tăng liên quan tới tranh chấp trên biển Đông và muốn tham gia tìm hướng giải quyết.
Trước đó, hồi tháng 4/2013, tại ĐH Thammasat ở Bangkok đã diễn ra hội thảo về biển Đông giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam cùng giới học giả và chuyên gia quốc phòng Thái Lan. Trong đó, đại diện nước chủ nhà tuyên bố với vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc năm nay, Thái Lan sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình và tôn trọng luật quốc tế.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Bangkok
Cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc ĐH Thammasat là ông Surachai Sirikrai nhận định: “Những diễn biến gần đây nhất cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh cho cả khu vực. Là thành viên ASEAN và là một nước Đông Nam Á, Thái Lan không thể không làm gì (về biển Đông). Nếu không sẽ bị ảnh hưởng về chính trị lẫn kinh tế”.
Một số ý kiến cho rằng trước đây, Thái Lan không muốn tham gia quá sâu vào vấn đề biển Đông một phần là do quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế lẫn quân sự với Trung Quốc, phần nữa là nước này vừa trải qua một giai đoạn nhiều biến động về chính trị cũng như phải đối phó bất ổn tại miền nam. Tuy nhiên, theo ông Surachai, tranh chấp biển Đông ngày càng trở nên nổi cộm trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, đe doạ phá vỡ quan hệ hợp tác này nếu căng thẳng tiếp tục leo thang. Và với vai trò điều phối viên luân phiên quan hệ ASEAN – Trung Quốc năm nay, Thái Lan sẽ phải có nhiều động thái tích cực, ông Surachai nhận định.
Trước câu hỏi Thái Lan sẽ làm được gì trong giải quyết tranh chấp biển Đông, các chuyên gia nước này cho rằng Bangkok sẽ tích cực đóng vai trò trung gian, cùng tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Trước mắt có thể là đàm phán với Trung Quốc thông qua một bộ COC toàn diện, thích hợp. “Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đó là nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ Thái Lan khi mà Trung Quốc quá cứng rắn, muốn giành hết về phía mình”, Giáo sư Thanyathip nhận định.
Ngày 23/5, tờ The Nation, nhật báo tiếng Anh hàng đầu Thái Lan, đăng bài xã luận cho rằng các nước ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp như Thái Lan, Indonesia và Singapore có thể đóng góp nhiều hơn vào giải quyết tranh chấp. Vấn đề biển Đông có tác động đến an ninh, ổn định của cả khối ASEAN và cả khu vực tây Thái Bình Dương. Bài báo còn khuyến cáo Trung Quốc rằng nếu không có những bước đi tích cực cụ thể thì nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh “sẽ bị xem là những lời hứa sáo rỗng và làm xói mòn thiện chí với ASEAN”.
Với tinh thần trên, Thái Lan đang là một trong những thành viên ASEAN tích cực góp phần tìm cách tăng cường đoàn kết trong khối, giảm căng thẳng trong khu vực, trước mắt là mau chóng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Nước này đã đề xuất một cuộc họp giữa đại diện các thành viên ASEAN vào tháng 8 để thống nhất quan điểm về biển Đông, chuẩn bị cho cuộc họp ASEAN -Trung Quốc vào tháng 9/2013 với trọng tâm là COC.
(BPNT)

Không có nhận xét nào: