CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Mỹ chế bia bay siêu âm để tập đánh hạ tên lửa chống hạm của Trung Quốc

Hải quân Mỹ sản xuất ít nhất 39 bia đạn lướt biển siêu âm GQM-163A Coyote, trang bị động cơ phản lực ramjet, tốc độ cao nhất đạt 2.600 km.


Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc

Ngày 12 tháng 7, trang mạng Strategy Page Mỹ đưa tin, Trung Quốc xuất khẩu lượng lớn tên lửa chống hạm C-801 và C-802. C-801 tương tự như tên lửa chống hạm Exocet của Pháp, hơn nữa nghe nói nó được nghiên cứu phát triển trên nền tảng của Exocet. 

Hải quân Mỹ đã yêu cầu nhà sản xuất tên lửa gia tăng thiết kế chế tạo cho họ một loại bia đạn (bia bay) có thể mô phỏng tên lửa chống hạm dưới tốc độ âm thanh của Trung Quốc

Báo Mỹ cho biết, rõ ràng, Quân đội Mỹ có người đã tính toán và ý thức được, trong ngắn hạn, trong tay các quốc gia có khả năng nhất trở thành thù địch của Mỹ (Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên hoặc Iran) đều sở hữu lượng lớn tên lửa có tốc độ kém tốc độ âm thanh do Trung Quốc sản xuất.

Theo báo Mỹ, C-802A Trung Quốc là phiên bản cải tiến của C-801, tầm phóng tối đa là 120 km, tốc độ bay có thể đạt 250 m/giây. Kích cỡ và tích năng của tên lửa Exocet Pháp đều tương đương với những tên lửa chống hạm này của Trung Quốc, giá bán lại gấp đôi tên lửa của Trung Quốc (một quả có giá bán trên 1 triệu USD, nhưng nghe nói giá cả có thể thương lượng).

Tên lửa Exocet nặng 670 kg, ra đời đã trên 30 năm, độ tin cậy đã được chứng minh trong chiến tranh thực tế. Nghe nói, tên lửa C-802 không tin cậy bằng Exocet, nhưng dù sao rất giống với Exocet, hơn nữa Trung Quốc cũng đang tiếp tục cải tiến phiên bản sao chép của loại tên lửa Exocet này.


Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc

Theo báo Mỹ, đối với tình hình này, Hải quân Mỹ yêu cầu một số nhà sản xuất nghiên cứu chế tạo một loại bia đạn tốc độ kém âm thanh có thể sử dụng lại, tốc độ cao nhất phải đạt 900 km, có thể bay lướt biển ở tầng trời thấp (cách mặt biển khoảng 1 m), có năng lực cơ động, tầm bắn tối đa phải đạt 700 km. 

Ngoài ra, nó còn phải có khả năng nổi, có thể chịu được khoảng 20 lần phóng, chi phí chế tạo là 200.000 USD. Loại bia đạn này sẽ còn trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, nhân viên điều khiển có thể tiến hành điều khiển từ xa, theo dõi, kiểm soát thông tin bay.

Bài báo chỉ ra, Hải quân Mỹ hy vọng có thể tái hiện thành công trước đây. Trải qua gần 10 năm nghiên cứu phát triển, một loại đạn mô phỏng tên lửa chống hạm tốc độ cao đã đưa vào hoạt động thành công vào 3 năm trước. 

Nó chính là bia đạn lướt biển tốc độ siêu âm GQM-163A Coyote. Bia đạn này dài 9,4 m, nặng 800 kg, trang bị động cơ phản lực ramjet và tên lửa nhiên liệu rắn, vì vậy, tầm phóng có thể đạt 110 km, tốc độ cao nhất có thể đạt 2.600 km.

Loại bia đạn này nhằm mô phỏng tình hình khi các tên lửa tuần tra Nga tương tự tấn công tàu chiến Mỹ. Hải quân Mỹ ít nhất sản xuất 39 quả bia đạn như vậy, mỗi quả có giá chế tạo là 51,5 USD. GQM-163A là tên lửa Mỹ lần đầu tiên sử dụng thành công động cơ phản lực ramjet, loại công nghệ này đến nay có thể dùng cho tên lửa khác. 
 

Tên lửa chống hạm Club có uy lực rất mạnh, do Nga chế tạo

Báo Mỹ cho rằng, ngày càng nhiều quốc gia đều đang sử dụng tên lửa chống hạm tốc độ cao vũ trang cho bản thân, sự ra đời của Coyote nhằm ứng phó với tình hình này. Điều Mỹ đặc biệt lo ngại là, tên lửa chống hạm 3M54 do Nga chế tạo trang bị trên tàu ngầm Trung Quốc là không thể ngăn chặn.

Một khách hàng lớn khách của tên lửa chống hạm 3M54 là Ấn Độ 3 năm trước từng 6 lần bắn thử tên lửa này, nhưng liên tiếp gặp thất bại, đã xảy ra tranh cãi với Nga. 

Những tên lửa này sử dụng tàu ngầm lớp Kilo mang tên INS Sindhuvijay của Ấn Độ tiến hành phóng thử ở duyên hải Nga. Năm 2006, tàu ngầm INS Sindhuvijay được đưa đến Nga tiến hành nâng cấp.

Phía Ấn Độ từ chối chi trả phí nâng cấp, cũng không sẵn sàng tiếp nhận tàu ngầm, trừ phi phía Nga giải quyết vấn đề của những tên lửa này (phía Nga cuối cùng đã giải quyết).

Bài báo chỉ ra, tên lửa chống hạm tốc độ cao đều được coi là "sát thủ tàu sân bay", nhưng vẫn chưa rõ trong đó có bao nhiêu có thể tấn công tàu sân bay, làm nó mất đi năng lực tác chiến, còn có bao nhiêu có thể bắn chìm tàu sân bay thì càng khó nói. 

Hải quân Mỹ lo ngại không có vũ khí để ngăn chặn loại tên lửa này. Hoặc, có lẽ quân Mỹ đã nghiên cứu phát triển được vũ khí phòng thủ, chẳng qua là không muốn để kẻ thù tiềm tàng biết được nguyên lý của những vũ khí này, tránh để họ nghĩ ra đối sách. 

 



Bia bay (bia đạn) siêu âm GQM-163A Coyote do Mỹ chế tạo




Theo GDVN

Không có nhận xét nào: