CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Trung Quốc chặn Ấn Độ gia nhập khối đối tác kinh tế ASEAN bất thành

Trong quá trình đàm phán kết nạp Ấn Độ, Trung Quốc đã gây khó dễ với New Delhi, tuy nhiên Ấn Độ lại nhận được sự hoan nghênh của các thành viên khác, đặc biệt là Malaysia.


Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Malaysia 


Tờ The Times of India ngày 8/7 đưa tin, Ấn Độ trở thành một thành viên của khối thương mại khu vực ASEAN bất chấp sự phản đối và cản trở của phía Trung Quốc.
Nguồn tin chính phủ Ấn Độ nói với The Times of India, Ấn Độ trở thành thành viên RCEP, khối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, một nhóm ASEAN + 6 được thành lập như một trong những khối thương mại tự do quan trọng nhất thế giới hiện nay.

RCEP bao gồm 10 nước ASEAN và 6 quốc gia khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zeland, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Ý tưởng về thành lập khối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện được đề cập trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2011, là một trong những sáng kiến quan trọng để tích hợp nền kinh tế ASEAN với các nền kinh tế toàn cầu.

Trong quá trình đàm phán kết nạp Ấn Độ, Trung Quốc đã gây khó dễ với New Delhi, tuy nhiên Ấn Độ lại nhận được sự hoan nghênh của các thành viên khác, đặc biệt là Malaysia.

Vòng thứ 2 của cuộc đàn phám RCEP sẽ được tổ chức tại Úc tháng 9 tới và thỏa thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015.

Khi được hỏi về triển vọng tham gia RCEP của Ấn Độ, Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Malaysia khẳng định các thành viên khác đều nhất trí và không có trở ngại nào về việc này. Bắc Kinh không còn sự lựa chọn nào khác là đành chấp nhận thực tế các thành viên đều ủng hộ Ấn Độ gia nhập.

Trước đó Bắc Kinh đã tìm kiếm sự ủng hộ của New Delhi đối với quan điểm của họ về giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương, tuy nhiên Ấn Độ đã thẳng thừng từ chối.

Ngược lại, Ấn Độ tuyên bố ủng hộ và thúc đẩy  tiến trình đàm phán ký kết COC cũng như phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Điều này có thể đã khiến Bắc Kinh phật ý.

 

 
 
Hồng Thủy (Nguồn: The Times of India) /GDVN
 

Không có nhận xét nào: