Khi các cặp vợ chồng trẻ xung khắc, họ thường tranh luận thẳng vào vấn đề. Nhưng trong những cuộc hôn nhân lâu năm, mỗi bên thường tìm cách lảng tránh vấn đề đang gây tranh cãi.
Các nhà khoa học khảo sát 127 cặp vợ chồng tuổi trung niên, khoảng từ 40-50 tuổi và đã kết hôn trên 13 năm. Họ còn thực hiện quay video những cuộc tranh luận ngắn gọn để tìm hiểu phương thức các cặp vợ chồng xử lý cuộc tranh cãi liên quan đến việc nhà hoặc tài chính.
Kết quả, hầu hết các cặp vợ chồng lớn tuổi đều có xu hướng tránh xung đột hay tranh luận, họ thường chuyển chủ đề hoặc không chú ý đến nó nữa. Nhóm nghiên cứu cho biết, đây là kỹ thuật phổ biến trong giao tiếp gọi là "đòi hỏi - trốn tránh". Kỹ thuật này liên quan đến một người đổ lỗi cho người khác hoặc ép người đó thay đổi (vai trò "đòi hỏi"), đồng thời người kia lại tránh nói về các vấn đề hoặc không tương tác nữa (vai trò "trốn tránh).
"Nếu người chồng trốn tránh yêu cầu của vợ mình về việc rửa bát, sự trốn tránh có thể làm dịu yêu cầu của người vợ, từ đó người chồng càng có nhiều khả năng để rút lui khỏi cuộc tranh luận", Sarah Holley, nhà tâm lý học tại Đại học San Francisco nói.
Thông thường, trốn tránh một cuộc xung đột được coi là có hại cho mối quan hệ - đặc biệt là trong các cặp vợ chồng trẻ, bởi xung đột sẽ không bao giờ được giải quyết.
Tuy nhiên, đối với các cặp vợ chồng lớn tuổi, họ đã tranh luận những bất đồng trong suốt nhiều thập kỷ, vì vậy nếu cả hai cùng tránh chủ đề “dai dẳng” ấy, có thể “lái” cuộc trò chuyện tới một chủ đề trung lập hơn.
Khi già đi, con người có xu hướng tránh xung đột và từ bỏ mục tiêu không thể đạt được. Thay vì đó họ tập tìm kiếm những kinh nghiệm tích cực trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Mong muốn kéo dài mối quan hệ cũng có thể ảnh hưởng tới lối cư xử như vậy, Holley lý giải.
Khuôn mẫu giao tiếp “đòi hỏi – trốn tránh” không bị giới hạn ở một người vợ cằn nhằn và một người chồng im lặng, Holley cho biết. Cô đã nghiên cứu mô hình này trong nhiều cặp vợ chồng khác nhau. Trong một nghiên cứu các cặp đôi vào năm 2010, Holley phát hiện rằng, những người đang tìm kiếm sự thay đổi thường đảm nhận vai trò “đòi hỏi”, trong khi đối phương muốn ở lại như vậy thường đảm nhận vai trò “trốn tránh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét