19/03/2012
Có phải tôi đồng tính?
Suốt 6 năm trời, một thanh niên Anh quốc đã thường xuyên ra vào cung cấm của Từ Hy, phục vụ chăn gối cho vị thái hậu tuổi 70.
Bắt đầu từ năm 2008, khi các nhà lịch sử
quyết định lật lại bí sử triều Thanh, người ta đã nghe phong thanh
chuyện Từ Hy, vị Thái hậu quyền uy và nổi tiếng dâm loạn, có một mối
tình “hồi xuân” bí ẩn với một người đàn ông đến từ Anh quốc. Vào thời
điểm đó, bà thái hậu tai tiếng đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”.
Gần đây, khi cuốn tự truyện của chính
“người tình Anh quốc” bí ẩn được xuất bản thì người ta mới té ngửa ra
rằng, hóa ra, trong chốn cấm cung, chẳng có điều gì là không thể…
Từ Hy là một trong những nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong con mắt của nhiều người, bà ta bụng dạ hẹp hòi, bán nước cầu vinh, lại xa hoa, tàn bạo, cay nghiệt và vô tình. Tuy nhiên, chưa ai từng kể về đời sống gối chăn của vị nữ hoàng này một cách chi tiết và tỉ mỉ như Edmund Backhouse. Và cũng vì lẽ ấy mà cuốn sách gây ra tranh cãi, đặc biệt là từ phía các sử gia Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng, những gì mà Edmund kể là thực và có giá trị bởi lẽ ông có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp cao trong xã hội triều Thanh lúc bấy giờ. Còn chuyện Edmund có quan hệ đặc biệt với thái hậu cũng chẳng có gì là lạ. Một số người khác lại cho rằng cuốn tự truyện là bịa đặt nhằm thỏa mãn sự tò mò của người phương Tây về những câu chuyện thâm cung bí sử ở Trung Quốc mà thôi.
Edmund Backhouse sinh năm 1873 tại Anh quốc, trong gia tộc Quaker vô cùng hiển hách. Năm 26 tuổi, ông đến Bắc Kinh. Nhờ thông thạo cả tiếng Hán, tiếng Mãn lẫn tiếng Mông Cổ, Edmund được vào làm công tác dịch thuật cho báo The Times và Bộ Ngoại giao Anh quốc đặt tại Bắc Kinh. Năm 30 tuổi, triều đình nhà Thanh mời ông làm giáo sư pháp luật và văn học tại Đại học Bắc Kinh. Một năm sau, Edmund trở thành chuyên viên của Sở Ngoại vụ Anh quốc. Năm 1918 ông được Hoàng gia Anh trao tặng danh hiệu Nam tước. Tuy nhiên, hầu hết phần đời của Edmund sống tại Bắc Kinh.
Trong hồi ức của những người bạn Edmund, ông là một người tính tình rất cổ quái, làm những gì mình muốn, nói năng ôn hòa, được nhiều người mến. Bất cứ ai từng tiếp xúc với Edmund đều nói ông là người có tài ăn nói, thu phục nhân tâm. Tuy nhiên, Edmund đồng thời cũng là một “ẩn sĩ”.
Trong 45 năm sống tại Bắc Kinh, Edmund tránh xa khu vực sứ quán ngoại quốc, không mặc theo kiểu Anh mà mặc giống như người Trung Quốc. Điều đặc biệt là Edmund luôn tìm mọi cách để tránh tiếp xúc với người phương Tây. Thậm chí, mỗi lần muốn đến một nơi nào đó, Edmund lại sai người hầu đi trước “thám thính”, một khi chắc chắn rằng không có người phương Tây mới bắt đầu xuất phát.
Bản thân Edmund Backhouse là một người song tính luyến ái. Ngoài mối quan hệ khác giới, ông còn có xu hướng quan hệ đồng tính nam. Trước khi sang Trung Quốc và sống như một “kẻ ẩn dật”, Edmund từng nổi tiếng vì "yêu" nhiều người đàn ông nổi tiếng như Lord Rosebery, từng là thủ tướng nước Anh, hay Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng Ireland.
.Năm 1895, Oscar Wilde bị cáo buộc “cùng những người đàn ông khác làm chuyện thương phong bại tục” và bị kết án tử hình. Edmund đã bôn ba khắp nơi để minh oan cho Oscar Wilde. Có lẽ sự khắc nghiệt của phương Tây đối với mối quan hệ đồng tính nam lúc bấy giờ là lý do khiến Edmund lựa chọn mảnh đất Trung Quốc làm nơi “ăn đời ở kiếp” suốt phần đời còn lại.
Tinh thông Hán học, “Thái hậu và tôi” không phải là cuốn sách duy nhất Edmund Backhouse viết về Trung Quốc. Năm 1910, ông cộng tác với J.O.P. Bland, ký giả báo The Times, viết cuốn “Trung Quốc dưới ách thống trị của thái hậu”, sau khi xuất bản từng nổi tiếng thế giới. Ít lâu sau, ông lại cùng J.O.P. Bland viết tác phẩm “Hồi ức về cung đình Bắc Kinh” rất được ca ngợi.
Tháng 01/1944, Edmund Backhouse qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 71. Một năm trước khi mất, được sự giúp đỡ của một người bạn là bác sĩ R. Hoeppli, người Thụy Sĩ, Edmund đã viết hai cuốn hồi ký “Những ngày trôi qua” và “Thái hậu và tôi”. Hoeppli là người biên tập nhưng không muốn cho xuất bản khi mình còn sống.
Cho tới tận năm 1973 khi R. Hoeppi từ trần, một người bạn thân của ông mang hai tác phẩm này đến thư viện Bodleian của Đại học Oxford, nơi sinh thời Edmund thường hay lui tới. Trước khi mất, bác sĩ R. Hoeppi cũng từng sao lục tác phẩm đó thành nhiều bản gửi cho Viện Bảo tàng Anh quốc, thư viện Đại học Harvard.
Và mãi 67 năm sau khi Emund qua đời, tác phẩm “Thái hậu và tôi” mới được xuất bản cùng lúc bằng cả hai thứ tiếng, Anh và Trung Quốc. Đó cũng là lúc chuyện tình bí mật của vị “nữ hoàng” Trung Quốc với người tình bên kia đại dương Edmund Backhouse được hé lộ.
... đến mối tình bí ẩn với thái hậu
Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund
Backhouse nói rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa mình và Từ Hy bắt đầu vào
năm 1902, hai năm trước khi ông chính thức trở thành một chuyên viên Sở
Ngoại vụ Anh quốc. Lúc bấy giờ, trong thành Bắc Kinh có một phòng tắm
công cộng gọi là “Tân Tịnh”. Thực chất đây là chốn làm ăn của bọn “điếm
đực” trá hình, các vương công quý tộc thường xuyên lui tới.
Tuy mới tới Bắc Kinh chưa đầy ba năm nhưng bản tính hiếu kỳ, bản thân Edmund cũng là đồng tính nam nên phòng tắm Tân Tịnh là chốn viếng thăm thường xuyên của vị nam tước Anh quốc. Lần đó, khi Edmund đang “mây mưa” với một trong những người đàn ông tại phòng tắm Tân Tịnh thì Từ Hy cải trang thành nam giới đột ngột xuất hiện. Mọi người sợ xanh mặt. “Lão Phật gia” nhìn những kẻ đàn ông đang trần như nhộng trước mặt mình, ôn tồn nói: “Ta đến đây không phải là để thực hiện lễ nghi mà muốn mở mang tầm mắt. Ta muốn xem hai kẻ đàn ông làm cách nào để làm tình với nhau được. Các ngươi, ít nhất là vài người trong số các người hãy biểu diễn thật tốt để ta xem…”.
Những người đàn ông có mặt tại đây không thể không biểu diễn. Sau khi xem chán chê, “Lão Phật gia” ban cho mỗi "diễn viên phim cấp ba" một trăm lạng bạc làm phần thưởng. Cũng trong buổi “biểu diễn” ấy, vị thái hậu đã để ý chàng trai “mắt xanh, mũi lõ” khỏe mạnh, khôi ngô đến từ nước Anh. Ngay trong buổi tối hôm đó, ông nhận được “mật lệnh” của thái hậu vào cung để “phục vụ” bà. Cũng từ đó, Edmund bắt đầu mối quan hệ đặc biệt với thái hậu Từ Hy, trở thành người tình “xuyên biên giới” duy nhất trong cuộc đời vị thái hậu tai tiếng này.
Phần lớn cuốn sách của Edmund Backhouse kể về những lần gặp gỡ và “mây mưa” với Từ Hy và qua đó tiết lộ những bí mật chưa bao giờ được nhắc tới về vị thái hậu nhiều tai tiếng. Edmund kể lại rằng, vì biết mình là một người song tính luyến ái nên mỗi lần được đưa vào cung phục vụ thái hậu, thái giám Lý Liên Anh lại đưa cho ông uống một loại “xuân dược” đặc biệt được điều chế trong cung giúp ông khỏe mạnh và phấn chấn hơn. Những lúc "mây mưa" cao hứng, “Lão Phật gia” thường nói những lời tục tĩu và dâm đãng. Bà còn đòi ông nói chuyện về những tư thế làm tình khác nhau…
Những gì mà Edmund miêu tả khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đó có đúng là sự thực? Vào thời điểm năm 1902, Từ Hy tuổi đã 68 còn Edmund Backhouse mới 29. Đó là một sự chênh lệch quá lớn cho một tình yêu, đặc biệt là tình yêu dựa trên quan hệ xác thịt. Tuy nhiên, Edmund thì không thấy như vậy. Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund khẳng định rằng, trước khi tới Trung Quốc, những gì mà ông được nghe về Từ Hy chỉ là “một thái hậu già nua, xấu xí, gian ác và thâm độc”. Tuy nhiên khi được trực tiếp diện kiến bà thái hậu bằng xương bằng thịt thì những ấn tượng xấu xa trước đó lập tức tan biết.
Ông viết: “Từ Hy Thái hậu mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà thon nhỏ, duyên dáng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mềm mại, mái tóc dài vẫn đen mượt. Khi bà cười thì khiến ai cũng si mê…”.
Trên thực tế, sự trẻ trung của Từ Hy Thái hậu đã được các nhà sử học khẳng định từ lâu. Người ta nói rằng, Từ Hy Thái hậu dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” song bà ta vẫn giữ được làn da trắng mịn và mềm mại như da thiếu nữ. Theo cách nhìn của người Trung Quốc xưa, Từ Hy được coi là một phụ nữ đẹp. Điểm thu hút nhất của bà chính là đôi mắt. Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá: "Đôi mắt đó như nước hồ mùa thu xanh biếc và trong mát. Ai nhìn vào đó cũng bị hút hồn mà khó có thể thoát ra được".
Thêm nữa, lúc bấy giờ Từ Hy lại là người phụ nữ uy quyền nhất tại Trung Quốc, mệnh lệnh của bà ta thực sự là một điều khó cưỡng đối với một người như Edmund. Cả hai yếu tố đó khiến Edmund gắn bó với người tình già của mình trong suốt 6 năm.
Với một người phụ nữ nổi tiếng là dâm loạn như thái hậu Từ Hy, chuyện si mê một người đàn ông khỏe mạnh và đẹp trai như Edmund Backhouse hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, thời điểm năm 1902 là lúc Từ Hy bắt đầu thực hiện chiến dịch “ngoại giao” của mình, thường xuyên qua lại với những các công sứ và vợ của họ. Một người giỏi tiếng Hán lại thuộc dòng dõi quý tộc như Edmund rất có thể lọt vào “mắt xanh” của thái hậu từ khi ấy. Theo những gì Edmund kể lại thì không chỉ một mình ông si mê Từ Hy mà ngược lại, vị thái hậu Thanh triều cũng hết sức chiều chuộng người tình. Từ Hy thường xuyên tặng cho ông các món quà nhỏ để thể hiện tình cảm của mình. Chẳng hạn như có lần thái hậu đã tặng cho Edmund một bức tranh chữ thư pháp của vua Càn Long vô cùng quý giá.
Ngoài ra, vị thái hậu còn cho phép Edmund biết rất nhiều chuyện bí mật trong hậu cung cũng như triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ. Chính nhờ có mối tình với thái hậu mà Edmund đã có được một nguồn tư liệu phong phú để viết những cuốn sách về Trung Quốc những năm cuối cùng của triều Thanh.
Edmund Backhouse cũng tiết lộ, mặc dù mối tình giữa mình và Từ Hy kéo dài trong suốt 6 năm, nhưng không phải ai trong triều đình cũng được biết. Chỉ có một số người thân cận với thái hậu mới hiểu rõ ngọn ngành.
Những bí mật động trời trong Tử Cấm thành
Cuốn tự truyện của Edmund Backhouse cũng ghi lại một cách đầy đủ về cuộc sống tình dục muôn màu muôn vẻ trong chốn hậu cung triều Thanh. Ngoài cuộc tình trăng hoa với “nhân vật nam chính" là bản thân mình, Edmund còn miêu tả cuộc sống tính dục của Từ Hy với rất nhiều những người tình khác mà ông nghe kể hoặc được chứng kiến.
Edmund nói rằng, thái giám Lý Liên Anh tiết lộ có vô số đàn ông phục vụ cho nhu cầu chăn gối rất “dạt dào” của vị thái hậu 68 tuổi, làm đủ mọi nghề trong thiên hạ: làm bánh, kỳ lưng trong phòng tắm công cộng, cắt tóc, đưa thư… Đương nhiên, những đào kép hay bọn “điếm đực” nổi tiếng trong chốn kinh thành đều không thoát khỏi thái hậu.
Quan hệ đồng tính nam trong hậu cung cũng như tầng lớp vương công quý tộc Thanh triều lúc bấy giờ cũng được Edmund miêu tả rất đậm nét. Là một người đồng tính và đã phải chịu nhiều “oan khuất” tại Anh quốc vì chuyện này, Edmund cảm thấy thích thú với sự “thông thoáng” của quý tộc triều Thanh với quan hệ đồng tính và đã miêu tả nó như một sự đối lập với những luật lệ hà khắc ở phương Tây lúc bấy giờ.
Tất cả những gì được miêu tả trong cuốn sách của Edmund đều khác một trời một vực so với chính sử Trung Quốc. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều sử gia Trung Quốc nổi giận. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, chỉ có sự dâm loạn, hủ bại đến cùng cực được Edmund Backhouse miêu tả trong cuốn sách của mình mới có thể lý giải vì sao triều Thanh lại có thể sụp đổ nhanh chóng đến như vậy, và rằng một con người sống cách ngày nay cả trăm năm như Edmund ắt sẽ không nghĩ tới chuyện tạo scandal để bán cuốn sách của mình.
Tuy mới tới Bắc Kinh chưa đầy ba năm nhưng bản tính hiếu kỳ, bản thân Edmund cũng là đồng tính nam nên phòng tắm Tân Tịnh là chốn viếng thăm thường xuyên của vị nam tước Anh quốc. Lần đó, khi Edmund đang “mây mưa” với một trong những người đàn ông tại phòng tắm Tân Tịnh thì Từ Hy cải trang thành nam giới đột ngột xuất hiện. Mọi người sợ xanh mặt. “Lão Phật gia” nhìn những kẻ đàn ông đang trần như nhộng trước mặt mình, ôn tồn nói: “Ta đến đây không phải là để thực hiện lễ nghi mà muốn mở mang tầm mắt. Ta muốn xem hai kẻ đàn ông làm cách nào để làm tình với nhau được. Các ngươi, ít nhất là vài người trong số các người hãy biểu diễn thật tốt để ta xem…”.
Những người đàn ông có mặt tại đây không thể không biểu diễn. Sau khi xem chán chê, “Lão Phật gia” ban cho mỗi "diễn viên phim cấp ba" một trăm lạng bạc làm phần thưởng. Cũng trong buổi “biểu diễn” ấy, vị thái hậu đã để ý chàng trai “mắt xanh, mũi lõ” khỏe mạnh, khôi ngô đến từ nước Anh. Ngay trong buổi tối hôm đó, ông nhận được “mật lệnh” của thái hậu vào cung để “phục vụ” bà. Cũng từ đó, Edmund bắt đầu mối quan hệ đặc biệt với thái hậu Từ Hy, trở thành người tình “xuyên biên giới” duy nhất trong cuộc đời vị thái hậu tai tiếng này.
Từ Hy thái hậu
Phần lớn cuốn sách của Edmund Backhouse kể về những lần gặp gỡ và “mây mưa” với Từ Hy và qua đó tiết lộ những bí mật chưa bao giờ được nhắc tới về vị thái hậu nhiều tai tiếng. Edmund kể lại rằng, vì biết mình là một người song tính luyến ái nên mỗi lần được đưa vào cung phục vụ thái hậu, thái giám Lý Liên Anh lại đưa cho ông uống một loại “xuân dược” đặc biệt được điều chế trong cung giúp ông khỏe mạnh và phấn chấn hơn. Những lúc "mây mưa" cao hứng, “Lão Phật gia” thường nói những lời tục tĩu và dâm đãng. Bà còn đòi ông nói chuyện về những tư thế làm tình khác nhau…
Những gì mà Edmund miêu tả khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đó có đúng là sự thực? Vào thời điểm năm 1902, Từ Hy tuổi đã 68 còn Edmund Backhouse mới 29. Đó là một sự chênh lệch quá lớn cho một tình yêu, đặc biệt là tình yêu dựa trên quan hệ xác thịt. Tuy nhiên, Edmund thì không thấy như vậy. Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund khẳng định rằng, trước khi tới Trung Quốc, những gì mà ông được nghe về Từ Hy chỉ là “một thái hậu già nua, xấu xí, gian ác và thâm độc”. Tuy nhiên khi được trực tiếp diện kiến bà thái hậu bằng xương bằng thịt thì những ấn tượng xấu xa trước đó lập tức tan biết.
Ông viết: “Từ Hy Thái hậu mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà thon nhỏ, duyên dáng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mềm mại, mái tóc dài vẫn đen mượt. Khi bà cười thì khiến ai cũng si mê…”.
Trên thực tế, sự trẻ trung của Từ Hy Thái hậu đã được các nhà sử học khẳng định từ lâu. Người ta nói rằng, Từ Hy Thái hậu dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” song bà ta vẫn giữ được làn da trắng mịn và mềm mại như da thiếu nữ. Theo cách nhìn của người Trung Quốc xưa, Từ Hy được coi là một phụ nữ đẹp. Điểm thu hút nhất của bà chính là đôi mắt. Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá: "Đôi mắt đó như nước hồ mùa thu xanh biếc và trong mát. Ai nhìn vào đó cũng bị hút hồn mà khó có thể thoát ra được".
Thêm nữa, lúc bấy giờ Từ Hy lại là người phụ nữ uy quyền nhất tại Trung Quốc, mệnh lệnh của bà ta thực sự là một điều khó cưỡng đối với một người như Edmund. Cả hai yếu tố đó khiến Edmund gắn bó với người tình già của mình trong suốt 6 năm.
Với một người phụ nữ nổi tiếng là dâm loạn như thái hậu Từ Hy, chuyện si mê một người đàn ông khỏe mạnh và đẹp trai như Edmund Backhouse hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, thời điểm năm 1902 là lúc Từ Hy bắt đầu thực hiện chiến dịch “ngoại giao” của mình, thường xuyên qua lại với những các công sứ và vợ của họ. Một người giỏi tiếng Hán lại thuộc dòng dõi quý tộc như Edmund rất có thể lọt vào “mắt xanh” của thái hậu từ khi ấy. Theo những gì Edmund kể lại thì không chỉ một mình ông si mê Từ Hy mà ngược lại, vị thái hậu Thanh triều cũng hết sức chiều chuộng người tình. Từ Hy thường xuyên tặng cho ông các món quà nhỏ để thể hiện tình cảm của mình. Chẳng hạn như có lần thái hậu đã tặng cho Edmund một bức tranh chữ thư pháp của vua Càn Long vô cùng quý giá.
Ngoài ra, vị thái hậu còn cho phép Edmund biết rất nhiều chuyện bí mật trong hậu cung cũng như triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ. Chính nhờ có mối tình với thái hậu mà Edmund đã có được một nguồn tư liệu phong phú để viết những cuốn sách về Trung Quốc những năm cuối cùng của triều Thanh.
Edmund Backhouse cũng tiết lộ, mặc dù mối tình giữa mình và Từ Hy kéo dài trong suốt 6 năm, nhưng không phải ai trong triều đình cũng được biết. Chỉ có một số người thân cận với thái hậu mới hiểu rõ ngọn ngành.
Cuốn tự truyện của Edmund Backhouse cũng ghi lại một cách đầy đủ về cuộc sống tình dục muôn màu muôn vẻ trong chốn hậu cung triều Thanh. Ngoài cuộc tình trăng hoa với “nhân vật nam chính" là bản thân mình, Edmund còn miêu tả cuộc sống tính dục của Từ Hy với rất nhiều những người tình khác mà ông nghe kể hoặc được chứng kiến.
Edmund nói rằng, thái giám Lý Liên Anh tiết lộ có vô số đàn ông phục vụ cho nhu cầu chăn gối rất “dạt dào” của vị thái hậu 68 tuổi, làm đủ mọi nghề trong thiên hạ: làm bánh, kỳ lưng trong phòng tắm công cộng, cắt tóc, đưa thư… Đương nhiên, những đào kép hay bọn “điếm đực” nổi tiếng trong chốn kinh thành đều không thoát khỏi thái hậu.
Quan hệ đồng tính nam trong hậu cung cũng như tầng lớp vương công quý tộc Thanh triều lúc bấy giờ cũng được Edmund miêu tả rất đậm nét. Là một người đồng tính và đã phải chịu nhiều “oan khuất” tại Anh quốc vì chuyện này, Edmund cảm thấy thích thú với sự “thông thoáng” của quý tộc triều Thanh với quan hệ đồng tính và đã miêu tả nó như một sự đối lập với những luật lệ hà khắc ở phương Tây lúc bấy giờ.
Tất cả những gì được miêu tả trong cuốn sách của Edmund đều khác một trời một vực so với chính sử Trung Quốc. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều sử gia Trung Quốc nổi giận. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, chỉ có sự dâm loạn, hủ bại đến cùng cực được Edmund Backhouse miêu tả trong cuốn sách của mình mới có thể lý giải vì sao triều Thanh lại có thể sụp đổ nhanh chóng đến như vậy, và rằng một con người sống cách ngày nay cả trăm năm như Edmund ắt sẽ không nghĩ tới chuyện tạo scandal để bán cuốn sách của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét