Súng trường tấn công không chỉ là AK của người Nga hay M16 của người Mỹ mặc dù đây là 2 cái tên nổi tiếng và "quen thuộc" nhất.
АK-74M
Quốc gia sử dụng: Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Gruzia, Jordanie, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan và hai chục nước khác.
Cỡ nòng: 5,45 mm
Trọng lượng súng không đạn: 3,07 kg
Chiều dài tính cả báng: 940 mm
Sơ tốc đạn: 900 m/s
Tốc độ bắn: 600 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu: 40/100 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 650 m
Dung lượng hộp đạn: 30, 45, 60 viên
AK-74 được chế tạo trong làn sóng chạy đua toàn thế giới nhằm giảm cỡ nòng và tăng tầm bắn. Hiện thời, người ta chưa nghĩa ra được loại súng trường tiến công nào khác đơn giản hơn. Việc tháo súng không toàn bộ mất trung bình 10-15 s, lắp - trong vòng 20 s. Tất cả những việc này được thực hiện trong điều kiện dã chiến, không có các dụng cụ đặc biệt. Ngay cả một học sinh trung học bình thường ở Nga cũng làm được.
Năm 2011, hãng Izhmash đã bắt đầu phát triển súng AK thế hệ 5 là AK-12. Thành viên mới của họ AK cũng chắc chắn và tin cậy như biến thể tiền bối. Nhưng nói đến việc trang bị lại cho quân đội Nga bằng AK-12 giờ còn quá sớm.
AK-74 là súng phổ biến nhất thế giới và là một trong các biểu tượng của nước Nga. Nó hay gặp nhất trong các trò chơi máy tính, một số lượng khó tưởng tượng bài hát và thơ được sáng tác về súng này, thậm chí có cả tượng đài của súng AK này ở Kamchatka, còn vào năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nga đã phát hành loại tiền xu in hình súng AK. Ở Nga có câu nói đùa: “Thật tiếc là Kalashnikov sinh ra không phải là công trình sư thiết kế ô tô”.
М16 А4
Quốc gia sử dụng: các biến thể M16 đang được sử dụng ở Bolivia, Anh, Indonesia, Latvia, Nhật Bản, tổng cộng gần 80 nước.
Cỡ nòng: 5,56 mm
Trọng lượng súng không đạn: 3,5 kg
Chiều dài tính cả báng: 1005 mm
Sơ tốc đạn: 945 m/s
Tốc độ bắn: 800 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu: 90 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 550 m
Dung lượng hộp đạn: 20, 30, 100 viên
Lần đầu tiên được kiểm nghiệm trong chiến đấu trong thập kỷ 1960 ở Việt Nam, M16 do Eugene Stoner thiết kế, nhưng không thành công lắm. “Khẩu súng trường đen” chẳng mất thích hợp cho tác chiến. Do sử dụng thuốc súng chất lượng kém, trong buồng đạn nhanh chóng xuất hiện muội, cả mỡ cũng chịu nổi khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Súng thường xuyên bị hóc, gây ra những hậu quả đáng buồn. Đến nay, trên Internett vẫn lưu truyền sự so sánh đùa cợt giữa M16 và AK-47, hai loại súng từng tham gia một trong những cuộc xung đột lớn nhất chiến tranh lạnh. Ví dụ: М16 rơi xuống sông là dừng hoạt động; AK-47 rơi xuống sông, vẫn tiếp tục bắn, có thể dùng làm giầm bơi.
Cuối cùng, tất cả những khiếm khuyết ở biến thể đầu tiên của М16 cũng được các nhà thiết kế khắc phục, nên vào năm 1966, công ty Colt đã nhận được đơn đặt hàng của chính phủ để sản xuất 850.000 khẩu súng. Và đến nay, М16 đã được sử dụng trong quân đội Mỹ gần nửa thế kỷ. Hiện tại, đây là loại súng trường phổ dụng thứ hai, dĩ nhiên là sau АK. Nhưng những người sử dụng M16 thỉnh thoảng vẫn kêu ca về sự đỏng đảnh của M16.
G36 của HK
Quốc gia sử dụng: Australia, Brazil, Anh, Indonesia, Iceland, Tây Ban Nha, Mexico, Bồ Đào Nha và 20 nước khác.
Cỡ nòng: 5,56 mm
Trọng lượng súng không đạn: 3,63 kg
Chiều dài tính cả báng: 1002 mm
Sơ tốc đạn: 920 m/s
Tốc độ bắn: 750 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu: 40/100 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 800 м
Dung lượng hộp đạn: 30, 100 viên
Ý tưởng thay thế loại súng trường tiến công huyền thoại G3 tồn tại từ năm 1959 bằng mẫu súng hoàn thiện hơn xuất hiện ở bộ chỉ huy quân đội Đức từ thập kỷ 1970. G3 đã không thể gánh vác nổi các chức năng được giao: nó hoạt động kém chẳng hạn trong sa mạc trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Ngoài ra, nó còn quá nặng đối với các cuộc hành quân đường dài (hơn 4 kg).
Trong hơn 20 năm, không mẫu súng nào mà các nhà thiết kế đưa ra thỏa mãn được giới quân sự Đức khó tính, cho đến khi súng G36 xuất hiện vào năm 1996. Mẫu súng mới của hãng Heckler & Koch đã thỏa mãn các vị tướng Đức. Trọng lượng khá nhẹ (do dùng nhiều chất dẻo trong thiết kế), máy ngắm quang học, khả năng sử dụng hộp đạn kiểu trống kép Beta-C chứa 100 viên đạn khiến súng này được sử dụng phổ biến không chỉ ở Đức mà cả trên toàn thế giới. Trong 15 năm qua, súng đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột: từ hoạt động chiến sự ở Kosovo đến cuộc chiến 5 ngày ở Nam Ossetia.
Steyr AUG A3
Quốc gia sử dụng: Áo, New Zealand, Ireland, Saudi Arabia, Tunisia, Oman, Maroc, Bolivia, Equador, tổng cộng 30 nước.
Cỡ nòng: 5,56 mm
Trọng lượng súng không đạn: 3,9 kg
Chiều dài tính cả báng: 745 mm
Sơ tốc đạn: 950 m/s
Tốc độ bắn: 750 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu: 40/100 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 450-500 m
Dung lượng hộp đạn: 30, 42 viên
Hệ thống vũ khí bộ binh này có thiết kế dạng cái tẩu (bullpup), hộp đạn và cụm khóa nòng nằm ở phía sau vòng cò. Thiết kế này cho phép giảm nhiều chiều dài súng mà không làm thay đổi chiều dài nòng súng, nên vẫn duy trì được độ chính xác bắn, do đó rất hiệu quả khi tác chiến trong đô thị. Các nhà thiết kế của công ty Steyr Daimler Puch đã hợp nhất tất cả các loại súng của trung đội bộ binh trong một súng trường quân dụng vạn năng (Armee Universal Gewehr, AUG).
Khi phát triển súng này, các chuyên gia Áo đã áp dụng nguyên lý lắp ráp module. AUG giống như thiết kế đồ chơi lego. Chỉ bằng một cử động nhẹ của bàn tay, khẩu súng trường tiến công biến thành súng trường bắn tỉa, mà chỉ cần thay nòng và máy ngắm. Có biển thể AUG dạng súng máy hạng nhẹ. Biến thể А3 với các gá Picantinny (hệ thống gá trượt) cho phép đồng thời lắp cho súng máy ngắm, súng phóng lựu kẹp nòng, đèn pin và thiết bị laser chỉ thị mục tiêu.
ARX-160 của Beretta
Quốc gia sử dụng: Albania, Ai Cập, Italia, Kazakhstan, Mexico, Turkmenistan
Cỡ nòng: 5,56 mm
Trọng lượng súng không đạn: 3,5 kg
Chiều dài tính cả báng: 920 mm
Sơ tốc đạn: 920 m/s
Tốc độ bắn: 700 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu: 40/120 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: 600 м
Dung lượng hộp đạn: 30, 100 viên
Năm 2008, thế giới nhìn thấy sáng chế của công ty vũ khí Beretta của Italia là súng trường tiến công ARX-160. Nó được phát triển trong khuôn khổ chương trình “Người lính tương lai” (Soldato Futuro). Người Mỹ đã đề xuất chương trình tương tự vào cuối thập kỷ 1990 để tiến hành các chiến dịch có sử dụng những công nghệ cao. Người Italia đã quyết định chạy trước thời đại một chút ARX-160 có đặc tính tương lai cả bên ngoài lẫn bên trong.
Cùng với khẩu súng trường nhẹ bằng polymer bền chắc gắn súng phóng lựu chứa một viên đạn, bộ trang bị người lính tương lai còn có các camera ảnh nhiệt dùng để truyền đến mạng máy tính những gì mà mỗi người lính nhìn thấy trên chiến trường, cũng như những áo giáp tối tân. Hiện nay, bộ trang bị có 3 biến thể dành cho: chỉ huy, xạ thủ, xạ thủ súng rocket cá nhân. Báo chí Italia đưa tin Nga đã tỏ ý muốn có bộ trang bị người lính tương lai của Italia.
XK8 của Daewoo
Súng trường XK8 hiện chưa đến tay binh sĩ, nhưng người ta đã nhìn thấy nó vào năm 2007 ở Thổ Nhĩ Kỳ tại triển lãm International Defence Industry Fair
Quốc gia sử dụng: -
Trọng lượng súng: 0,77 kg
Chiều dài súng: 194 mm
Chiều dài nòng: 108 mm
Đạn: 9×19 Parabellum
Hộp đạn: 15 viên
Sơ tốc đạn: 360 m/s
Tầm bắn ngắm: -
Súng trường XK8, còn gọi là DAR-21, được công ty Daewoo của Hàn Quốc tự ý phát triển, chứ không phải theo yêu cầu của quân đội Hàn Quốc. Các nhà thiết kế của Daewoo đơn giản cho là đã đến lúc thay thế các súng trường lạc hậu K2 bằng súng trường công nghệ cao. Thiết kế súng dùng nhiều vật liệu polymer giống như các loại súng cạnh tranh, kính ngắm laser được lắp trên gá Picantinny. Vòng cò được làm rộng hơn để có thể bắn súng khi đeo găng tay. Tuy có nhiều ưu điểm, quân đội Hàn Quốc không vội nhận XK8 vào trang bị, nên Daewoo đang nỗ lực bán sản phẩm của mình cho khách hàng nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét