CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

6 loại vũ khí-trang bị hàng đầu thế giới của TQ

 Hiện TQ có 6 loại VKTB được xếp vào loại hàng đầu thế giới, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ quân sự của nước này.
Năm 2014, Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng 12,2% lên mức 808,23 tỷ nhân dân tệ (tương đương 131,57 tỷ USD), trở thành nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đẩy nhanh hiện đại hóa từ chính nguồn ngân sách khổng lồ này, bằng dự án chế tạo các dòng vũ khí công nghệ cao, được cho là tối tân nhất trên thế giới hiện nay, nhằm trang bị nâng cao sức mạnh tổng hợp cho quân đội.

Đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Hệ thống vệ tinh này có tính năng tương tự như hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga và hệ thống Galileo của Liên minh châu Âu (EU).
Hiện Trung Quốc đang chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự
Hiện Trung Quốc đang chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự
Hiện nay phạm vi phủ sóng của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu là toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và cả khu vực đông nam Á, mục tiêu của nước này đến năm 2020 phủ sóng trên phạm vi toàn cầu để có thể phát động các cuộc tấn công trên khắp thế giới, phục vụ cho những cuộc chiến hiện đại với kỹ thuật công nghệ cao.
Khi Bắc Kinh tiến hành tấn công bằng các loại tên lửa, hệ thống này có chức năng như một hoa tiêu dẫn đường, giúp tên lửa tìm và diệt mục tiêu. Hiện nay, với sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, PLA có khả năng phát động tấn công chính xác cao chống lại bất kỳ mục tiêu nào trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Loại trang bị đáng chú ý thứ 2 là hầm gió JF12, được Trung Quốc chế tạo hồi tháng 5-2012, có tốc độ siêu thanh lớn nhất thế giới hiện nay, chuyên dùng để thử nghiệm các thiết bị có tốc độ bay siêu thanh.
Trung Quốc đang nỗ lực phủ sóng vệ tinh Bắc Đẩu trên toàn cầu (Ảnh minh họa)
Trung Quốc đang nỗ lực phủ sóng vệ tinh Bắc Đẩu trên toàn cầu (Ảnh minh họa)
Tốc độ gió lớn nhất trong đường hầm JF12 đạt Mach 9 (gấp 9 lần tốc độ âm thanh), có thể đạt mức nhiệt độ khoảng 3000 độ C, với chiều dài 265 mét giúp kéo dài thêm thời gian thử nghiệm các loại vũ khí.
Vũ khí siêu thanh WU-14 là loại trang bị thứ 3 đang được Trung Quốc nghiên cứu phát triển. Hiện WU-14 mà Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm được đánh giá có tốc độ nhanh nhất thế giới khi nó đạt vận tốc Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Loại vũ khí này được Trung Quốc thử nghiệm thành công lần đầu tiên ngày 9-1-2014, tuy nhiên trong lần thử nghiệm tiếp theo ngày 7-8 vừa qua Bắc Kinh đã thất bại ngay khi phóng.
Hầm gió tốc độ siêu thanh lớn nhất thế giới JF12
Hầm gió tốc độ siêu thanh lớn nhất thế giới JF12
Tại buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ ngày 31-1/2014, chuyên gia tình báo công nghệ Mỹ Lee Fuell cho biết, vũ khí siêu thanh WU-14 của Trung Quốc thực sự được phát triển trên hệ thống phóng tên lửa đạn đạo.
Ông Lee Fuell cho hay, WU-14 có thể bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (tương đương với 12.359 km/h) và có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.
Vụ thử nghiệm thứ nhất của WU-14 được coi là thành công vào ngày 9-1-2014, tuy nhiên vụ thử thứ 2 tiến hành hôm 7-8 tại một trung tâm phóng tên lửa và vệ tinh ở tỉnh Sơn Tây, cách thủ phủ Thái Nguyên khoảng 300 km đã thất bại thảm hại.
Vũ khí hàng đầu thế giới thứ 4 mà Trung Quốc có thể sở hữu trong tương lai là tên lửa chống vệ tinh quỹ đạo siêu cao “Động Năng 2” (DN-2) được Trung Quốc tiến hành thử nghiệm hồi tháng 5-2013, được cho là có khả năng phá tan mục tiêu là các vệ tinh ở quỹ đạo rất cao trên 22.236 miles (tương đương 35.785km).
Hình ảnh vụ thử nghiệm đầu tiên của thiết bị bay siêu thanh WU-14
Hình ảnh vụ thử nghiệm đầu tiên của thiết bị bay siêu thanh WU-14
Tầm phóng của DN-2 đã chạm tới quỹ đạo địa tĩnh cao 36.000km. Hiện nay, vệ tinh GPS của Mỹ, vệ tinh Glonass của Nga và vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc đều hoạt động ở độ cao trên 22.000km. Một số vệ tinh quân sự khác của Mỹ hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh cao 36.000km là vệ tinh MILSTAR, vệ tinh UFO, vệ tinh WGS-2…
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, DN-2 được phát triển trên cơ sở mô hình tên lửa đạn đạo liên lục địa dạng tổ hợp phóng cơ động DF-31A (tầm phóng trên 10.000km) nên tối đa nước này cũng chỉ có khả năng phá hủy vệ tinh ở độ cao vài ngàn km.
Tên lửa DN-2 tiêu diệt các vệ tinh bằng cú va chạm ở tốc độ cao mà không cần đến thuốc nổ, được Trung Quốc đánh giá là vũ khí không gian rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, tiêu diệt tàu vũ trụ và vệ tinh của đối phương không phải là sự lựa chọn hiệu quả nhất mà phương pháp gây nhiễu điện tử để vô hiệu hóa hoạt động của nó mới là thượng sách.
Tên lửa chống vệ tinh DN-2 được chế tạo trên cơ sở tên lửa đẩy KT-2 và KT-2A
Tên lửa chống vệ tinh DN-2 được chế tạo trên cơ sở tên lửa đẩy KT-2 và KT-2A
Loại vũ khí quan trọng thứ 5 của Trung Quốc là tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa. Ngày 27-1-2013, Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn vệ tinh và tên lửa đạn đạo, đoạn giữa đường bay.
Đây được coi là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, có nhiệm vụ phòng ngự lãnh thổ, bảo vệ đất nước tránh khỏi sự tấn công từ tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa của địch.
Về nguyên lý hoạt động, thông qua vệ tinh do thám và thiết bị radar, trung tâm chỉ huy nhanh chóng nhận biết thời gian phóng và quỹ đạo bay của tên lửa đối phương, kịp thời tiến hành phóng tên lửa đánh chặn đoạn giữa đường bay này.
Mô hình hệ thống đánh chặn tên lửa phóng từ mặt đất, đoạn giữa đường bay
Mô hình hệ thống đánh chặn tên lửa phóng từ mặt đất, đoạn giữa đường bay
Trước đây, Trung Quốc đã từng 2 lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn vệ tinh và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển.
Ngày 11-01-2007, Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh lần đầu tiên, họ đã sử dụng tên lửa SC-19 (Song Thành 19) để bắn hạ thành công vệ tinh khí tượng FY-1C của mình đã hết hạn sử dụng.
Cũng vào ngày 11-01 của 3 năm sau (2010), Trung Quốc đã thử tiếp lần 2 với tên lửa chống vệ tinh SC-19 nhưng mục tiêu bắn hạ lần này là 1 tên lửa đạn đạo.
Trong cuộc thử nghiệm, SC-19 được phóng lên từ căn cứ thử nghiệm tên lửa Khố Nhĩ Cần - Tân Cương đã đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng lên từ Trung tâm hàng không vũ trụ và tên lửa Song Thành Tử (tức Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền - Cam Túc), ở độ cao 250km.
Tên lửa liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41) được Trung Quốc phóng thử thành công ngày 13-12-2013 tại bãi thử tên lửa ở Vũ Hán thuộc tỉnh Sơn Tây nước này là loại vũ khí thứ 6 đáng chú ý của Trung Quốc. Trước đó, vụ thử đầu tiên được tiến hành hồi tháng 7-2012.
DF-41 có khả năng bay lên độ cao trên 1.000 km trong vũ trụ, có phạm vi tấn công thuộc loại hàng đầu thế giới với tầm tấn công từ 12.000-15.000 km, được cho là có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân phân hướng và có thể vươn xa tới lục địa Mỹ.
Tên lửa DF-41 có́ chiều dài 16,5 m, đường kính thân 2,78m, trọng lượng 63,5 tấn, với vận tốc Mach25, thời gian chuẩn bị phóng từ 3-5 phút. Nó có thể mang được 10 đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương với 250 kiloton, được coi là có tính năng tương tự tên lửa LGM-30 Minuteman của Mỹ hay RS-24M Yars của Nga.
Cao Minh

Không có nhận xét nào: