CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Lá chắn biển của Việt Nam nguy hiểm đến mức nào?

Ngoài không quân Việt Nam còn có hệ thống phòng thủy bờ biển kết hợp đầy uy lực.
Vũ khí hiện đại chưa đủ
Đoàn 681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.


Không phải vô cớ mà Việt Nam trang bị cho mình những vũ khí hiện đại bậc nhất. Phía ta luôn chú trọng vào tính linh hoạt cũng như khả năng tương trợ lẫn nhau giữa các khí tài hiện đại.
Chẳng hạn các phi đội máy bay SU-27/30 tác chiến không và biển, có khả năng bảo vệ tàu chiến từ trên cao. Trong khi đó các tàu chiến hiện đại của ta như hộ vệ hạm tàng hình Gepard 3.9, được Nga chuyển giao công nghệ sẽ là các bãi đáp cho trực thăng Ka-28, được coi là chuyên gia săn tàu ngầm hiện đại nhất Đông Nam Á.
Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa Bastion-P.
Phía dưới lại được “lỗ đen” Kilo hỗ trợ, bộ tứ này vừa có khả năng phòng thủ vừa hỗ trợ cho nhau cực kì tốt và cơ động. Tạo nên một thế trận vững chắc xuất kích, tránh rơi vào tình trạng bị động nếu bị tấn công ồ ạt. Trên bờ thì các hệ thống tên lửa có thể cất giấu trong các containner như: Club-K hay Kh-35 đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, nhất là tổ hợp tên lửa Bastion-P có sức mạnh hủy diệt ghê gớm…
Nếu Bastion-P là tổ hợp đắt tiền được trang bị khá hạn chế thì các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) hay 4K44B Redut (NATO định danh SSC-1)do Liên Xô phát triển sẽ có số lượng đầy đủ để hỗ trợ cho sự thiếu hụt trên.
Chính các yếu tố tương trợ cho nhau được tính toán hợp lý và kỹ lưỡng khiến cho lá chắn biển của Việt Nam trở nên cực kì hiệu quả. Khả năng tấn công phủ đầu của Việt Nam còn nhiều hạn chế do vấn đề kinh phí nên chính vì thế việc đầu tư một hệ thống phòng thủ chắc chắn như trên là hợp lý và hiệu quả. Vũ khí hiện đại thôi là chưa đủ vì các vũ khí này phải tạo được sự liên kết với nhau mới có thể phát huy hết sức mạnh.
Siêu máy bay săn ngầm K-28
“Quả đấm thép” khuyến mãi
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu của Bastion-P 5 phút. Sau đó tổ hợp này có thể tấn công liên tục 8 tên lửa. Cơ số đạn của tổ hợp tối đa lên tới 24 tên lửa Yakhont cho 2 bệ phóng. Thời gian phóng liên tiếp là 2,5 giây cho một tên lửa. Sau khi triển khai sẵn sàng chiến đấu, tổ hợp sẽ trực chiến đấu trong vòng 24 tiếng không cần sự hỗ trợ của trang bị dự phòng. Thêm xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu là 30 ngày, thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.
Sau khi tên lửa Yakhont được phóng khỏi ống phóng, động cơ tăng tốc sử dụng nhiên liệu rắn khởi động, ống khởi động được đặt trong buồng đốt của động cơ tên lửa, trong vòng vài giây, ống tăng tốc sẽ tăng tốc tên lửa lên đến ngưỡng siêu âm.
Radar tự dẫn trên đầu đạn có thể khóa mục tiêu như tầu tuần dương trên khoảng cách đến 75 km. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Máy tính sẽ hạ độ cao của tên lửa xuống còn 5-10 m so với mặt nước biển, làm giảm đến tối thiểu khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không trên tầu đối phương trong trường hợp địch phát hiện ra.
Ngoài Bastion-P Việt Nam còn rất nhiều hệ thống tên lửa hỗ trợ khác
Chế độ hạ độ cao bay của tên lửa thấp hơn độ cao phát hiện của radar làm gián đoạn khả năng bám tên lửa của các loại vũ khí phòng không, tốc độ siêu âm và độ cao thấp trong giai đoạn bám và tự dẫn tấn công mục tiêu làm cho đối phương không thể chặn đánh được tên lửa.
Một trong những đặc trưng của Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên máy tính. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi tên lửa được lệnh khai hỏa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa chọn tọa độ và phương thức tấn công. Đồng thời, chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn công tầu.
Khi tiêu diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu. Tính năng chiến thuật này được đảm bảo bằng máy tính trên tên lửa có hình ảnh của các loại tàu và các thông số khác, cho phép nó nhận diện được loại tàu khác nhau (vận tải, tuần dương, tầu tuần tiễu, tầu sân bay, và tàu xuồng của lực lượng đổ bộ biển, từ đó tấn công mục tiêu quan trọng nhất).
Yakhont rời bệ phóng
Trong điều kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển. Đồng thời, ta cũng đang có động thái trang bị các loại tên lửa mới, cũng như các loại pháo tự hành bờ biển. Đây chính là nhân tố khiến cho chiến thuật phòng thủ bờ biển của ta hoàn hảo hơn bao giờ hết.
(TTVN)

Không có nhận xét nào: