CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Ấn Độ dồn binh lực chống Trung Quốc

(TNO) Ấn Độ đang gấp rút tăng cường vũ trang tại khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc nhằm đối phó các mối đe dọa có thể đến từ nước láng giềng này.

Tại phiên họp hôm 17.7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Manmohan Singh, Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ đã chấp thuận đề nghị của Bộ Quốc phòng nước này về việc thành lập Quân đoàn Tấn công Sơn cước, nhằm củng cố vị thế quân sự chiến lược của Ấn Độ dọc theo tuyến biên giới không chính thức Trung - Ấn, hay còn gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC), theo tờ The Times of India (Ấn Độ).
Biên chế của quân đoàn mới thành lập này vào khoảng hơn 40.000 quân, tập trung ở phía đông bắc Ấn Độ, tại Arunachal Pradesh, là khu vực mà Trung Quốc tuyên bố như là một phần của Tây Tạng.
Ngoài ra, Ấn Độ còn có kế hoạch tăng cường một số đơn vị mới thành lập khác có quy mô nhỏ hơn cũng hoạt động dọc theo tuyến biên giới này.
Ấn Độ dồn binh lực chống Trung Quốc
 Các binh sĩ Ấn Độ tuần tra dọc biên giới với Trung Quốc - Ảnh: AFP


Như vậy, kể cả Quân đoàn Tấn công Sơn cước mới thành lập nói trên, Ấn Độ có tổng cộng 4 quân đoàn tấn công. Hiện nay, ba quân đoàn tấn công khác chủ yếu nhằm vào Pakistan.
Căng thẳng ở giới tuyến Himalaya đã lên cao trong những tháng gần đây khi Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc có hành vi khiêu khích và đã nhiều lần vượt qua Đường kiểm soát thực tế.
Năng lực tấn công mới hay gánh nặng tài chính?
Ngoài quân đoàn tấn công mới thành lập, Ấn Độ còn có kế hoạch tăng cường thêm hai lữ đoàn thiết giáp mới, hoạt động tại những vị trí mỏng yếu ở Đường kiểm soát thực tế.
Các lữ đoàn thiết giáp độc lập này sẽ cho phép Ấn Độ lần đầu tiên có khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể vào khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Cụ thể, một lữ đoàn thiết giáp sẽ được triển khai cho Quân đoàn 14 có căn cứ tại Ladakh, với nhiệm vụ khống chế tiếp cận đường bộ từ Tây Tạng đến Chushui. Trong khi lữ đoàn thứ hai sẽ tăng cường sức mạnh tấn công cho quân đoàn có căn cứ ở phía đông bắc Ấn Độ, thuộc hành lang Siliguri ở Bengal, theo trang tin tình báo Stratfor.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thiếu hụt nghiêm trọng có thể làm cho công tác hỗ trợ hậu cần của các lữ đoàn hạng nặng và các lực lượng mới gặp phải nhiều khó khăn hơn. Trong khi đó, chi phí dành cho việc xây dựng đường sá và sân bay cần thiết trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy là cực kỳ tốn kém.
Hiện nay, chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch chi gần 5 tỉ USD để xây dựng mạng lưới đường bộ đến và dọc theo Đường kiểm soát thực tế, các sân bay quan trọng, và các căn cứ tiền phương cũng như bãi đáp trực thăng ở khu vực biên giới.
Cùng với gói ngân sách khoảng 13,5 tỉ USD phân bổ cho các quân đoàn tấn công và các lữ đoàn độc lập khác, thì khoản chi phí mà Ấn Độ dành cho việc tăng cường lực lượng dọc theo tuyến biên giới Trung - Ấn là rất lớn, đặc biệt trong tình hình hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang chậm lại cũng như phải đối mặt với những thách thức và khó khăn chung, có khả năng kế hoạch triển khai các đơn vị được đề xuất thành lập nói trên sẽ phải kéo dài từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2012-2017) sang đến Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2017-2022).
Trong thực tế, một số gói thầu khí tài và thiết bị quan trọng cho kế hoạch triển khai của Ấn Độ đã có vấn đề, chẳng hạn như sự chậm trễ trong việc mua 145 bích kích pháo siêu nhẹ M777 của hãng BAE Systems (Anh), theo Stratfor.
Chênh lệch lực lượng dọc theo biên giới
Mặc dù có những hạn chế đáng kể, New Delhi vẫn nỗ lực đầu tư mua sắm nhằm tăng cường vị thế của mình tại khu vực biên giới Trung - Ấn.
Hiện nay, xe tăng và xe chiến đấu bộ binh đã được biên chế cho hai lữ đoàn thiết giáp, hợp đồng mua sắm máy bay vận tải quân sự có khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng thô sơ đã được hoàn thành, lực lượng trực thăng vận tải hạng nặng được tăng cường, và hai sư đoàn sơn cước (khoảng 35.000 quân) với số lượng trực thăng đáng kể đã được xây dựng trong những năm gần đây tại khu vực biên giới.
Quan trọng nhất, các căn cứ không quân đã được thành lập ở Chabua và Tezpur, là cơ sở hoạt động cho các máy bay chiến đấu đa năng và ưu việt.
Tuy nhiên, kể cả những nỗ lực nói trên, Ấn Độ cũng chỉ mới bắt đầu thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc dọc theo Đường kiểm soát thực tế.
Trung Quốc đã có một khởi đầu đáng kể trong việc triển khai lực lượng và phát triển cơ sở hạ tầng liên quan, và chắc chắn Bắc Kinh sẽ không ngồi yên trong khi Ấn Độ theo đuổi kế hoạch của họ trong thập kỷ tới.
Theo nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony năm 2011, Trung Quốc sở hữu ít nhất 5 căn cứ không quân lớn trong khu vực tự trị Tây Tạng giáp biên giới Trung - Ấn, bao gồm các căn cứ Gongar, Pangta, Linchi, Hoping và Gar Gunsa, cũng như đang nâng cấp một số căn cứ khác.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đầu tư mạnh vào mạng lưới đường sắt và đường bộ, với hơn 58.000 km đường bộ sẵn có dọc theo biên giới Ấn Độ, và các mạng lưới đường sắt đang được mở rộng hơn nữa về hướng Xigaze và các địa điểm khác trên khắp Tây Tạng.
Với những tuyến đường bộ và mạng lưới đường sắt mới nói trên, Trung Quốc có thể di chuyển khoảng 30.000 quân đến Đường kiểm soát thực tế trong khoảng 20 ngày, rút ngắn rất nhiều so với khoảng thời gian 90 ngày trước đây.
Trong thực tế, Trung Quốc được cho là có thể điều động hơn 30 sư đoàn đến khu vực biên giới, tạo ưu thế 3 chọi 1 về quân số với Ấn Độ.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhằm đạt được một cơ chế cải thiện tình hình an ninh cũng như giảm bớt nguy cơ tính toán sai lầm tại biên giới vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, việc thiếu đột phá sau 16 vòng thảo luận giữa các đặc phái viên cho thấy một giải pháp toàn diện cho cuộc đối đầu vẫn còn xa vời.
Do vậy, chắc chắn trong thời gian tới, hai nước sẽ vẫn tiếp tục tăng cường quân sự ở khu vực biên giới vừa để ngăn chặn xâm lược cũng như để nâng cao vị thế của mình trên bàn đàm phán.

Không có nhận xét nào: