* khênh dich vụ 24.com
Tàu USS Lake Erie đã dò tìm và lần theo dấu vết mục tiêu bằng hệ thống
radar AN/SPY-1. Sau đó, tàu chiến này đã phóng tên lửa SM-3 để đánh chặn
và tiêu diệt thành công mục tiêu.
(VOV) - Tên lửa SM-3 đã tiêu diệt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc ngày
10/5 cho biết, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa mới
nhất được thiết kế để trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.
Loại tên lửa mới được thử nghiệm là tên lửa đánh chặn
thế hệ thứ hai Standard Missile-3 (SM-3) Block 1B của hệ thống phòng
thủ tên lửa Aegis được phóng đi từ hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ
tại quần đảo Hawaii.
Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa đánh chặn đã tiêu
diệt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên Thái Bình
Dương. Quả tên lửa mục tiêu được phóng đi từ một bãi phóng tên lửa ở
Kauai thuộc quần đảo Hawaii vào lúc 8h18 tối 10/5 (theo giờ của Hawaii).
Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn SM-3 mới
|
Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa thuộc Lầu Năm Góc, đây
là lần thử nghiệm đầu tiên loại tên lửa đánh chặn mới nhất này và là vụ
thử thành công thứ 22 trong tổng số 27 vụ thử cho tới nay trong khuôn
khổ chương trình phòng thủ tên lửa Aegis.
Trước đó, tên lửa lửa SM-3 đã thất bại trong lần thử đầu tiên hồi tháng 11/2011.
Theo kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa
châu Âu, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu khu trục tên lửa được trang bị hệ thống
Aegis tại các căn cứ quân sự ở Rota (Tây Ban Nha).
Theo Lầu Năm Góc, các chiến hạm này sẽ được sử dụng
không chỉ riêng cho việc phòng thủ tên lửa châu Âu mà trong trường hợp
cần thiết, chúng có thể được chuyển giao nằm dưới quyền điều khiển của
Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ, tức có thể triển khai tại khu vực Vịnh
Persian và Biển Arab.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ
hôm 9/5 đã thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở phòng thủ tên lửa dọc vùng
duyên hải Đại Tây Dương phía Đông nước Mỹ kéo dài từ bang Maine tới bang
Florida.
Quyết định khiến Đảng Dân chủ và Lầu Năm Góc không
mấy dễ chịu bởi quan điểm của họ từ đầu vẫn là không cần thiết phải có
kế hoạch lãng phí thế này trong lúc ngân sách đang hạn hẹp./.
Mỹ tăng viện trợ cho Philippines sau những va chạm tại Biển Đông
(VOV) - Washington sẽ cung cấp 30 triệu USD cho Manila trong chương trình hỗ trợ tài chính quân đội nước ngoài của Mỹ (FMF) trong năm nay.
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 3/5 cho biết, Mỹ sẽ tăng viện trợ quân sự cho Philippines trong năm nay.
Theo đó, Washington sẽ cung cấp 30 triệu USD cho Manila trong chương trình hỗ trợ tài chính quân đội nước ngoài của Mỹ (FMF). Số tiền này tăng gấp đôi so với 15 triệu USD dự tính ban đầu cho năm 2012 và gần gấp ba so với 11,9 triệu USD trong năm 2011.
Năm 2003, số tiền viện trợ tăng lên đến 50 triệu USD khi Washington gửi lực lượng đến giúp Philippines chiến đấu chống các tay súng liên hệ với al-Qaeda.
Tàu Hải giám của Trung Quốc ở gần bãi đá ngầm Scarborough (Ảnh: Internet) |
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lo ngại, bởi so với năm 2006, khoản tiền dành cho Philippines chiếm hơn 70% trong tổng mức phân bổ FMF cho khu vực Đông Á, thì năm nay tỷ lệ ấy chỉ còn 35%.
Ông Rosario bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng điều này không biểu thị sự ưu tiên dành cho Philippines như là một đối tác khu vực, bởi thậm chí những đồng minh không có hiệp ước hình như cũng có phần chia lớn hơn trong phân bổ FMF”.
Ông Del Rosario vừa dự cuộc đối thoại “2+2” đầu tiên giữa Ngoại trưởng, Bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ, Philippines tại Washington khi 2 nước đang tìm cách tăng cường quan hệ và giúp Manila xây dựng một “thế trận phòng thủ tin cậy tối thiểu”.
Theo Đại sứ quán Mỹ ở Manila, kể từ năm 2002, Philippines đã nhận được gần 500 triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ. Con số này không bao gồm việc chuyển giao 20 trực thăng đã nâng cấp, một tàu lớp Cyclone và tàu tuần duyên lớp Hamilton.
Con tàu tuần duyên thứ hai lớp Hamilton sẽ được Mỹ chuyển giao cho Philippines cuối tháng này. Hai bên đang thảo luận về khả năng chuyển giao tàu thứ ba lớp Hamilton cũng như một phi đội máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng.
Việc Mỹ tăng mạnh viện trợ quân sự diễn ra trong bối cảnh Philippines và Trung Quốc liên tục va chạm tại biển Đông, đặc biệt là quanh bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
Khi được hỏi về việc Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại biển Đông, phát ngôn viên Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết nước này đang chuẩn bị tài liệu để trình lên tòa án quốc tế.
Trong một tin nhắn gửi đi từ Washington, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario xác nhận Bộ Ngoại giao Philippines “đang tiến hành các thủ tục cần thiết” để trình báo vụ việc lên Itlos, có trụ sở ở Hamburg, Đức. Itlos được thành lập ngày 10/12/1982 theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (Unclos).
Ông Del Rosario nhấn mạnh đây là “một bước hợp pháp để đối phó với những xung đột và tuyên bố lãnh thổ chồng lấn” trên biển Đông. “Cả thế giới biết rõ Trung Quốc có nhiều tàu chiến, máy bay hơn so với Philippines. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng tôi hy vọng có thể chứng tỏ rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng hơn nhiều”, ông Del Rosario nói./.
TAG
Philippines , Manila , biển Đông , tuần duyên , Washington , viện trợ , Trung Quốc , bộ trưởng ngoại giao
Theo Infonet