Mỹ đã cơ bản xây dựng được cục diện triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, lãnh thổ Mỹ là trung tâm, còn châu Âu và CA-TBD là hai cánh...
Radar phòng thủ tên lửa X-band của quân Mỹ
Tờ "Thanh niên Trung Quốc" vừa có bài viết cho hay, ngày 6 tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua đề án cấp trên 70 triệu USD, tái khởi động chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển phía đông bị hủy bỏ năm 2012.
Mặc dù Lầu Năm Góc tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa này chủ yếu là để ứng phó với mối đe dọa tên lửa của Iran và CHDCND Triều Tiên, nhưng vấn đề dường như hoàn toàn không phải đơn giản như vậy.
Trên thực tế, trước khi phương án cấp phát của Hạ viện Mỹ được thông qua, Lầu Năm Góc đã bắt đầu đưa việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nghiêng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, trọng điểm phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Căn cứ vào kế hoạch triển khai "đường lối thích ứng từng giai đoạn" châu Âu do chính quyền Obama đưa ra, quân Mỹ có ý định chia thành 4 giai đoạn đưa công nghệ và trang bị phòng thủ tên lửa mới vào châu Âu, trước sau năm 2020 tiến hành phòng thủ mang tính bao trùm đối với mối đe dọa tên lửa đạn đạo tất cả các tầm phóng của Iran.
Nhưng, để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương, ngày 8 tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố, hủy bỏ kế hoạch giai đoạn cuối cùng của "đường lối thích ứng từng giai đoạn" châu Âu, sẽ chuẩn bị di duyển thiết bị đánh chặn tầm xa triển khai ở Ba Lan tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ còn ra sức khuyến khích Nhật Bản, Hàn Quốc gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2012, báo cáo nghiên cứu của Viện khoa học quốc gia Mỹ chỉ ra, do đường đạn tên lửa do CHDCND Triều Tiên phóng quá thấp, quân Mỹ chỉ có dựa vào hệ thống phòng thủ khu vực trên cao ở khu vực chiến lược tại Hàn Quốc, mới có thể đánh chặn khi tên lửa đang ở giai đoạn bay cộng lực.
Hiện nay, Lầu Năm Góc đã bắt tay triển khai radar phòng thủ tên lửa X-band thứ hai ở miền nam Nhật Bản, để nhanh chóng phát hiện tình hình phóng tên lửa ở bờ tây của Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ còn cân nhắc để cho Nhật Bản, Hàn Quốc mua sắm tên lửa Patriot-3, hệ thống tên lửa Aegis, nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa đoạn giữa của họ.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot Mỹ
Có chuyên gia cho rằng, CHDCND Triều Tiên, Iran mặc dù bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế tiến hành thử nghiệm hạt nhân, nhưng về thực lực, vẫn là "nước nhỏ", Mỹ không cần đầu tư vốn khổng lồ tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đặc biệt là trong tình hình cộng đồng quốc tế nỗ lực thông qua con đường khác giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran, Mỹ vẫn đang tăng cường xây dựng năng lực phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có tính toán chiến lược riêng.
Một mặt, đây là để thúc đẩy triển khai toàn cầu hệ thống phòng thủ tên lửa. Chuyên gia quân sự Bành Quang Khiêm chỉ ra, Mỹ tích cực tiến hành triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, "là một trong 3 trụ cột của Mỹ - xây dựng ưu thế tuyệt đối toàn cầu, thực hiện kiểm soát tuyệt đối toàn cầu, bảo đảm an ninh tuyệt đối của Mỹ trên toàn cầu".
"Đến nay, Mỹ đã cơ bản xây dựng được cục diện triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu 'lấy lãnh thổ làm trung tâm, lấy châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu làm hai cánh', 'mạng lưới phòng thủ tên lửa' châu Á-Thái Bình Dương là một bộ phận quan trọng nhất của họ".
Mặt khác, là để ngăn chặn năng lực hạt nhân của Trung Quốc và Nga. Mỹ nhiều lần tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng chuyên gia phòng thủ tên lửa Hildreth thuộc Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ lại cho biết: "Chúng tôi luôn bàn thảo về CHDCND Triều Tiên, nhưng trên thực tế, chúng tôi ai cũng hiểu trong lòng mục tiêu lâu dài chính là Trung Quốc".
Một nguồn tin cho rằng, tầm phóng, độ chính xác và sức công phá của vũ khí tên lửa của Nga và Trung Quốc có thể tạo ra mối đe dọa có hiệu quả đối với lãnh thổ Mỹ, là đối tượng đề phòng mang tính lâu dài và chiến lược của Mỹ. Mỹ xây dựng cơ sở phòng thủ tên lửa ở nước ngoài lấy cớ là để ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa của những quốc gia "vô lại", nhưng tình hình triển khai của họ hoàn toàn là nhằm vào quỹ đạo tấn công của tên lửa Trung Quốc và Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển SM-3 của Mỹ
|
"Hệ thống phòng thủ tên lửa là 'phòng thủ', thực ra là hệ thống vũ khí hiện đại kiêm tấn công và phòng thủ, vũ khí phòng thủ tên lửa tốt nhất cũng là tên lửa, tên lửa phòng thủ tên lửa có năng lực đánh chặn rất mạnh như dòng Patriot cũng là tên lửa có năng lực tấn công rất mạnh.
Ngoài ra, trong chiến tranh hiện đại 'phát hiện là tiêu diệt', hệ thống phòng thủ tên lửa trang bị hệ thống cảnh báo tiên tiến có thể tiến hành do thám và theo dõi khu vực bao trùm trong mọi điều kiện thời tiết, mọi phương hướng, từ đó tạo ưu thể cảnh báo sớm chiến lược to lớn.
Vì vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ là một hệ thống vũ khí mang tính phòng ngự, mà còn có tính tấn công rất mạnh, vừa có thể giảm thấp năng lực răn đe quân sự của Trung Quốc và Nga, vừa có thể đóng vai trò theo dõi và đánh đòn phủ đầu".
Ngoài ra, Mỹ thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương cũng có tính toán về kinh tế. Đúng như Ủy ban cấp phát quốc phòng Hạ viện Mỹ tuyên bố, chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển phía đông sẽ có lợi cho các nhà chế tạo thiết bị đánh chặn tên lửa, nhà chế tạo radar và nhà giao dịch vũ khí của Mỹ.
Cùng với việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa trên toàn cầu, quân Mỹ cũng đang chào bán vũ khí trang bị tiên tiến. Hiện nay, đã có các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Qatar bày tỏ muốn mua các trang bị của Mỹ như tên lửa Patriot-3, hệ thống phòng thủ khu vực cao giai đoạn cuối. Thông báo của Lầu Năm Góc cho biết, chỉ riêng tổng kim ngạch mua của Qatar đã đạt 6,5 tỷ USD.
Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow II Mỹ
|
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ ngay từ đầu xây dựng đã bị Nga phản đối mạnh mẽ. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Antonov cho rằng, điều này sẽ phá hoại nền tảng cân bằng chiến lược khu vực, dẫn đến phân hoá hai cực sức mạnh khu vực.
Phản đối cũng đến từ nội bộ liên minh. Mặc dù đối mặt với mối đe dọa trực tiếp nhất, hiện thực nhất từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn tỏ rõ thái độ không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, chỉ tìm kiếm xây dựng phòng ngự phòng thủ tên lửa tự thân (KAMD) có thể đề phòng các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo CHDCND Triều Tiên.
Mặc dù bị phản đối nhiều, nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ không dừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với vấn đề này, điều có thể làm duy nhất của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không ngừng nâng cao năng lực "chống phòng thủ tên lửa".
Trang chu
Phản đối cũng đến từ nội bộ liên minh. Mặc dù đối mặt với mối đe dọa trực tiếp nhất, hiện thực nhất từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn tỏ rõ thái độ không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, chỉ tìm kiếm xây dựng phòng ngự phòng thủ tên lửa tự thân (KAMD) có thể đề phòng các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo CHDCND Triều Tiên.
Mặc dù bị phản đối nhiều, nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, Mỹ sẽ không dừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với vấn đề này, điều có thể làm duy nhất của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không ngừng nâng cao năng lực "chống phòng thủ tên lửa".
Trang chu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét