CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Chiến thuật và thực lực Không quân Trung Quốc

Triết lý hoạt động của PLAAF nói rằng sự thống trị chiến trường sẽ phụ thuộc vào một cuộc chiến tổng hợp về ưu thế về không quân, không gian, thông tin và điện tử. Triết lý này được rút ra sau khi quân đội Trung Quốc rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 bởi ưu thế thể hiện sức mạnh không quân và các hoạt động tiếp theo của các cường quốc phương Tây.


    Kì trước: Bí mật về máy bay quân sự Trung Quốc 

Triết lý hoạt động của PLAAF

Trung Quốc nhận ra rằng một đội quân nhỏ hơn, được trang bị tốt hơn thông qua cải thiện huấn luyện, được trang bị máy bay tàng hình công nghệ cao và khả năng phản ứng nhanh tổng thể là rất cần thiết trong chiến tranh hiện đại. Và theo nguyên tắc được xác lập, giành ưu thế trên không là điều kiện tiên quyết để chiến thắng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, PLAAF không quả quyết rằng việc đạt được ưu thế trên không tuyệt đối trong tất cả các giai đoạn của chiến đấu trên tất cả các chiến trường là cần thiết. Thay vào đó, họ chỉ nhằm mục đích đạt được ưu thế trên không để đạt được các mục tiêu chiến thuật của mình.

PLAAF chú trọng chính vào việc đạt được ưu thế trên không bằng cách tấn công các lực lượng, trang thiết bị, cơ sở và bệ phóng sử dụng cho cuộc không kích của đối phương dù trên mặt đất hoặc trên biển.

Trong giai đoạn đầu của một cuộc chiến tranh, PLAAF sẽ cố gắng tấn công các căn cứ không quân, các căn cứ tên lửa đạn đạo, tàu sân bay và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất trước khi máy bay đối phương có thể cất cánh hay phát động các cuộc không kích khác bằng các phương tiện khác.

Một cách khác để đạt được ưu thế trên không là tiến hành các cuộc tấn công tiêu diệt và ngăn chặn hệ thống phòng không trên mặt đất và hệ thống chỉ huy phòng không. Ngoài ra, các hoạt động phòng thủ sẽ là một thành phần quan trọng để giành ưu thế trên không trong suốt một chiến dịch.

 Máy bay “Thần Rồng” J-20
Máy bay “Thần Rồng” J-20

Trong các cuộc chiến tranh tương lai, giành ưu thế trên vũ trụ dự kiến sẽ là vấn đề sống còn để kiểm sóat trận đánh trên mặt đất, hải quân và không quân.

Để chiếm ưu thế vũ trụ, các hệ thống vũ khí phòng thủ và tiến công cần được triển khai trên mặt đất, trên không, trên biển và trên vũ trụ. Các hoạt động kiểm soát không gian rất có thể sẽ bao gồm một kiểu chiến tranh về công nghệ thông tin, đó có thể là “chiến tranh bao vây vũ trụ”, “chiến tranh tấn công quỹ đạo vũ trụ” hay chiến tranh phòng thủ vũ trụ và các cuộc tấn công từ vũ trụ vào mặt đất.

Trong cuộc đấu tranh giành ưu thế về thông tin, mục tiêu là kiểm soát thông tin trên chiến trường, cho phép thông tin rõ ràng đối với một bên nhưng không rõ ràng đối với kẻ thù. Phương pháp để đạt được ưu thế thông tin bao gồm giành được ưu thế về điện từ thông qua sự can thiệp điện tử, đạt được ưu thế trên mạng thông qua các cuộc tấn công mạng; sử dụng hỏa lực để tiêu diệt hệ thống thông tin của đối phương và giành được quyền "kiểm soát tâm lý".

Trong khi tìm cách giành được ưu thế về điện từ, được coi như một tập hợp ưu thế về thông tin - lĩnh vực được coi là một hoạt động riêng biệt. Phương pháp để đạt được ưu thế điện từ bao gồm cuộc tấn công điện tử và bảo vệ điện tử. Trong cuộc tấn công điện tử, các biện pháp tiêu diệt mềm bao gồm can thiệp điện tử và đánh lừa điện tử.

Các biện pháp tiêu diệt cứng được cho là bao gồm chống phá hủy bức xạ, tấn công bằng vũ khí điện từ, tiêu diệt hỏa lực đối phương, và các cuộc tấn công chống lại cài đặt và hệ thống điện tử của đối phương. Quốc phòng điện tử chỉ đơn giản là bảo vệ trước các cuộc tấn công điện tử và hỏa lực của đối phương.

Mục tiêu chính của chiến tranh điện tử (EW) bao gồm chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, và các hệ thống thông tin tình báo. Đã có những cáo buộc rằng Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động tin tặc bí mật chống lại mục tiêu được lựa chọn tại Mỹ, Ấn Độ và các nước khác trong một nỗ lực để kiểm tra khả năng của mình trong lĩnh vực này.

Các tài liệu của Trung Quốc xác định có 4 loại chiến dịch cho không quân: chiến dich tấn công, phòng không, phong tỏa không quân và các chiến dịch trên không. Đây có thể là một trong hai lực lượng không quân chỉ tiến hành các chiến dịch, hoặc thường xuyên hơn là các chiến dịch hỗn hợp có kết hợp với các binh chủng khác nhưng do không quân làm chủ lực.

Những chiến dịch của không quân cũng có thể là một phần của chiến dịch hỗn hợp rộng lớn hơn, chẳng hạn như một chiến dịch đánh chiếm đảo hoặc chiến dịch phong tỏa chung. Trong hầu hết các chiến dịch của không quân, chủ yếu nhấn mạnh vào yếu tố bất ngờ, ngụy trang, sử dụng các chiến thuật, lập kế hoạch tỉ mỉ và các cuộc tấn  công nhằm vào các mục tiêu quan trọng của đối phương.

  Máy bay tiêm kích J-10
Máy bay tiêm kích J-10

PLAAF đang huấn luyện và phát triển các chiến thuật nhằm hoạt động trên toàn quốc chứ không chỉ hạn chế ở một quân khu nhất định. Trong cuộc tập trận Lưỡi gươm Đỏ năm 2008.

Các máy bay Su-30MKK, JH-7 và H-6 đã tiến hành các cuộc oanh kích tầm xa cùng với các loại máy bay KD-88, KH-59ME, KH-31P và một đợt đột nhập các mạng lưới phòng không của đối phương và phóng các tên lửa phá boongke KAB-1500 và LGB-250.

Thực tế, PLAAF đã bắn nhiều tên lửa do Nga chế tạo trong cuộc tập trận này hơn so với số tên lửa Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Georgia năm 2008.

Cuộc tập trận này chứng tỏ rằng vai trò của lực lượng không quân Trung Quốc đã thay đổi từ chỗ chủ yếu tiếp viện cho lực lượng dưới mặt đất sang có khả năng tiến hành các chiến dịch một cách độc lập.

Việc biên chế hệ thống cảnh báo sớm bằng máy bay (AWACS) đã cho phép PLAAF chỉ huy và kiểm soát được trên 100 máy bay. PLAAF giờ đây có thể điều một lúc 30 máy bay các loại đến Biển Đông với các máy bay tiếp dầu trên không và một AWACS nếu xẩy ra tranh chấp với Việt Nam hoặc Philippines.

PLAAF chủ trương thành lập một số nhóm không lực tấn công đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu Bắc Kinh nhằm nhiệm vụ tiến công. PLAAF đang tích cực cố gắng để hấp thụ các chương trình đào tạo tốt hơn từ phương Tây. Họ đã gia tăng liên kết đào tạo với các lực lượng không quân của một số nước trong những năm gần đây.

Trong Sứ mệnh hòa bình 2007, một trung đoàn JH-7A đã thực hiện tốt hơn so với một đối tác Su-25 của Nga trong một cuộc tập trận tấn công mặt đất. Trong năm qua, PLAAF đã tổ chức tập trận với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

Theo một số báo cáo, PLAAF đã thực sự không làm tốt trong đợt tập trận với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ đã học được một số bài học trong quá trình này. Đây là những đau đớn ngày càng tăng mà PLAAF phải trải qua để trở thành một lực lượng không quân hiện đại.

Tác động đối với khu vực

PLAAF đang quyết tâm trở thành không lực lớn thứ hai thế giới. Lực lượng của họ cho đến nay cho thấy mục tiêu này sẽ được hoàn thành trong một tương lai gần. Tình hình kinh tế ảm đạm của Mỹ và châu Âu đang hạn chế không lực phương Tây chi nhiều khoản cho quốc phòng, mặc dù với 700 tỷ USD ngân sách quốc phòng nước Mỹ vẫn dẫn đầu các nước khác về chi phí quân sự.

Có lẽ mục tiêu không tuyên bố của kế hoạch hiện đại hóa không quân của Trung Quốc là mở rộng “sức mạnh tổng hợp quốc gia” ra ngoài vị thế cường quốc khu vực hiện hành của nước này.

Những tác động của việc gia tăng sức mạnh không quân của Trung Quốc đối với khu vực nói chung là khá rõ ràng: PLAAF đang vượt lên trên hết thày các lực lượng không quân của các nước châu Á cả về số lượng, chất lượng, chiến lược và chiến thuật.

Đối với Ấn Độ, nước duy nhất công khai chạy đua với Trung Quốc, PLAAF đang bỏ xa Không quân Ấn (IAF) khi IAF chưa phát triển được tầm nhìn lâu dài đối với an ninh và nhu cầu quốc phòng của mình.

Về ngắn và trung hạn, việc IAF đặt mua thêm 126 máy bay tiêm kích đa năng tầm trung (MMRCA), 200 máy bay thế hệ thứ 5 T-50, thêm 2 AWACS, 10 máy bay vận tải hạng nặng C-17, 140 máy bay vận tài hạng trung, 22 máy bay trực thăng tiến công và một loạt các hệ thống phòng không không thể kể hết vào kế hoạch phát triển lực lượng không quân của mình là dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu, nếu Ấn Độ muốn chuẩn bị cho khả năng đối phó với một cuộc chiến hai mặt trận (với Trung Quốc và Pakistan) thì cần phải cố gắng hơn nhiều, trong đó cần có 55 phi đội máy bay chiến đấu.


Phạm Ngọc Uyển
 (Tổng hợp)/Báo Đất Việt


Không có nhận xét nào: