CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

MRT: Tàu điện hay xe buýt?

MRT là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mass Rapid Transit (dịch sát nghĩa: Vận chuyển nhanh cho số đông). MRT thường được du khách Việt Nam sang Singapore gọi là “tàu điện ngầm” – dù không phải tất cả đều ở dưới lòng đất Nhưng nếu lịch sử diễn biến theo chiều hướng khác, có lẽ MRT không phải là tàu điện mà là xe lửa, xe buýt, tàu phà hay một hệ thống giao thông hỗn hợp nào đó.
Ý tưởng về MRT bắt đầu nhen nhóm vào năm 1997, hai năm sau ngày đảo Sư tử trở thành quốc gia độc lập, khi chính phủ nước này tiến hành các dự án phát triển và đổi mới đô thị làm cơ sở quy hoạch ý tưởng tổng thể dài hạn cho cơ sở hạ tầng trong tương lai. Trong bối cảnh đất đai hạn chế và nhu cầu giao thông luôn tăng, việc xây dựng hệ thống MRT là điều cấp thiết và theo dự kiến sẽ mất 10 năm kể từ năm 1972.
Quảng cáo là một trong những nguồn thu đáng kể giúp vận hành hệ thống tàu điện, xe buýt và taxi ở Singapore.

Một trong những người tham gia dự án này là cố Tổng thống Ong Teng Cheong , lúc đó chỉ là một cán bộ trẻ của Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Phát triển Quốc gia, sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị từ một trường đại học nước ngoài. Nhờ kiến thức chuyên môn và những chuyến đi tìm hiểu công nghệ và tham khảo kinh nghiệm thực tế của các nước, ông Ong cho rằng tàu điện là phương tiện giao thông công cộng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đầu năm 1980, khi trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông, ông bị chỉ trích dữ dội vì ngân sách đầu tư quá lớn, đến 5 tỉ đô la Singapore (SGD) thời điểm đó. Và một trong những người phản đối ông Ong kịch liệt, nhất là Tiến sĩ kinh tế Ngô Khánh Thụy, một trong những vị khai quốc công thần của Singapore, lúc đó một hệ thống MRT bằng xe buýt sẽ hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Bộ Giao thông Singapore đành phải nghiên cứu cả hai lựa chọn là tàu điện và xe buýt. Để khách quan, Chính phủ Singapore mời một nhóm chuyên gia của Đại học Harvard phản biện theo hướng ủng hộ ý kiến ông Ngô, tức là đầu tư cho hệ thống xe buýt, còn công ty tư vấn của Mỹ Wibur Smith anh Associates thì giải trình việc ủng hộ xây dựng hệ thống tàu điện. Cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp vào tháng 9-1980, một sự kiện khá hiếm hoi lúc bấy giờ. Kết luận cuối cùng là hệ thống MRT bằng xe buýt là không phù hợp vì không gian giao thông ngày càng đông đúc và chật chội. Và như vậy, giải pháp tốt nhất là xây hệ thống tàu điện và “chân lý” đã thuộc về Bộ trưởng Ong Teng Cheong.
Tháng 5-1982, Chính phủ Singapore quyết định cho phép xây dựng MRT và lễ động thổ dự án tàu điện được tổ chức vào ngày 22-10-1983. Bốn năm sau đó, Singapore khai trương 6 kí lô mét đầu tiên của trục đường MRT Bắc –Nam. Trên cơ sở quy hoạch hạ tầng đồng bộ và chặt chẽ, mạng lưới tàu điện đã phát triển nhanh chóng và trở thành xương sống của hệ thống giao thông công cộng tại Singapore. Mạng lưới MRT Singapore hiện có 102 ga, 148,9 kí lô mét đường trên 4 tuyền Bắc – Nam, Đông – Tây, Đông – Bắc và Vòng Xoay và sẽ tiếp tục được mở rộng thêm cùng với nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Theo ước tính, trong năm 2011, tại Singapore trung bình hàng ngày có 2,406 triệu lượt người đi tàu điện, bằng 71% so với số lượt người đi xe buýt là 3,385 triệu.
Nhưng MRT không chỉ là tàu điện. Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng đường ray và hạ tầng MRT là Cục Giao thông đường bộ thuộc Bộ Phát triển Quốc gia nhưng việc kinh doanh khai thác được giao cho hai tập đoàn SMRT Corporation và SBS Transit. Hai doanh nghiệp này cũng cung ứng dịch vụ taxi và xe buýt để tạo thành một mạng lưới giao thông công cộng đồng bộ có tinh liên kết cao. Tại một số khu vực xa trung tâm ở phía Đông Bắc và Tây Bắc như Bikit Panjang, Sengkang, Punggol, MRT còn được kết nối với những ga tàu điện nhỏ (Light Rail Tranist-LRT) gần khu dân cư HDB do chính phủ xây dựng.
Các trung tâm mua sắm, tụ điểm sinh hoạt học hành vui chơi giải trí của người dân Singapore và hầu như tất cả các đô thị đều tập trung xung quanh các ga MRT. Người dân Singapore, nhất là du học sinh nước ngoài cũng thường tìm nơi ở gần ga MRT để tiện việc đi lại. Bất động sản nào gần ga MRT cũng dễ dàng cho thuê hay bán. Trái với suy nghĩ nhiều người, hệ thống MRT và xe buýt tại Singapore không cần nhà nước bù lỗ. Trong năm ngoái, tập đoàn SMRT đã lãi 120 triệu SGD không chỉ từ cước phí hành khách mà còn từ quảng cáo trên tàu điện và cho thuê mặt bằng kinh doanh tại những điểm bên trong và bên ngoài ga MRT.
LHH (TBKTSG)

Không có nhận xét nào: