CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

10 bí ẩn khoa học vừa được khám phá (Phần cuối)

Các nhà nghiên cứu buộc phải kết luận rằng, cá mập con không có bố. Điều này đã chứng minh cho hiện tượng cá mập sinh sản vô tính.
Bí mật 9: Cá mập cái sinh con vô tính


Năm 2001, một con cá mập búa ra đời tại Vườn thú Henry Doorly, bang Nebraska (Hoa Kỳ) mà chẳng biết là con ai trong 3 bà mẹ cùng sống chung trong một bể nuôi. Tất cả đều được thả vào đây ít nhất cũng đã 3 năm.

Các nhà khoa học đã tranh cãi, vì sao chúng lại đẻ ra con được. Một số cho rằng một trong 3 cá mập cái này đã giao phối trước khi bị bắt, chứa tinh trùng trong cơ thể để thụ tinh. Một số khác lại cho rằng loài cá mập có thể sinh con theo cách sinh sản vô tính bằng phương pháp gọi là trinh sinh (parthenogenesis), nghĩa là tạo phôi mà chẳng cần đến tinh trùng.

Nhiều người hoài nghi, nhưng vào cuối năm 2007, điều này đã được các nhà khoa học khẳng định nhờ việc giám định ADN. Sau khi xác định được cá mập cái nào chính là mẹ, họ loại trừ sự đóng góp của cá mẹ ấy vào cá mập con và trong trường hợp này, sau khi loại trừ ADN, sẽ chẳng còn gì nữa. Các nhà nghiên cứu buộc phải kết luận rằng, cá mập con không có bố và lần đầu tiên nó minh chứng cho hiện tượng cá mập sinh sản vô tính.

Sự kiện đáng chú ý: Năm 2008, các nhà khoa học lại biết tới một con cá mập thứ hai sinh sản vô tính tại Trung tâm Hải dương học bang Virginia (Hoa Kỳ). Một con cá mập đốm đen dài hơn 2 mét, nặng 45kg bị chết vì stress khi đang chửa. Mổ tử thi, người ta phát hiện một con cá mập con và kiểm tra ADN, thì thấy con cá mập con dạng bào thai không có gen của con cá mập đực nào.

Bí mật 10: Cách bay của ong không đơn giản
Theo tính toán, tỷ lệ giữa sải cánh và khối lượng của một con ong thì về mặt khí động học, nó không thể nào bay được. Thế nhưng trong thực tế, dường như bất chấp các định lý khoa học, nó vẫn… bay. Cuối cùng vào năm 2005, với sự trợ giúp của các máy quay phim tốc độ cao và các mô hình cơ học về cánh của ong, các nhà khoa học đã có thể tìm ra cách giải thích điều bí mật làm cho họ lúng túng bấy lâu nay.

Thì ra ong đã vỗ cánh tới 230 lần trong một giây, nghĩa là nhanh hơn nhiều so với những con côn trùng nhỏ hơn cả chúng. Theo phân tích của các nhà khoa học, sự phối hợp giữa cách vỗ những chiếc cánh ngắn, quay thành vòng tròn rất nhanh khi rơi xuống và sự đảo hướng, cộng với tần số vỗ cao lạ thường là lý do để ong có thể bay rất linh hoạt như những vũ điệu không thể bắt chước được.

Sự kiện đáng chú ý: Để hiểu rõ hơn cơ chế bay của những con ong lại mang được thân hình nặng nề (tất nhiên so với bộ cánh nhỏ bé của chúng), các nhà nghiên cứu bắt chúng phải bay trong những buồng nhỏ chứa đầy một hỗn hợp của oxy và hêli, loãng hơn hẳn so với không khí bình thường để họ quay phim bằng camera tốc độ cao. Trong bầu khí quyển đó, ong buộc phải cố gắng hơn rất nhiều và cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cánh và thân của ong trong những điều kiện bị “căng thẳng”.

Không có nhận xét nào: