Hàn Quốc giương tên lửa chống Triều Tiên
Hàn Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp để phá hủy các mục tiêu như cơ sở tên lửa hoặc hạt nhân ở bất kỳ nơi nào trên đất Triều Tiên.
Bức ảnh trên tờ Yonhap chụp loại tên lửa mới do Hàn Quốc công bố nhằm đáp trả Triều Tiên. Hình chụp không ghi rõ ngày thực hiện vụ thử tên lửa cũng như địa điểm tiến hành vụ thử. |
Tuyên bố trên do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vừa đưa ra.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát đi một clip về việc thử nghiệm các tên lửa, và nói rằng họ có thể tấn công 'bất kỳ nơi nào' ở Triều Tiên.
"Với các tiềm lực như vậy, quân đội của chúng tôi có thể trừng phạt một cách cứng rắn và triệt để các khiêu khích táo bạo của Triều Tiên trong khi vẫn duy trì sự sẵn sàng" - Thiếu tướng Shin Won-Sik nói.
Bộ này không đưa ra thông tin chi tiết về tầm xa của tên lửa mà Hàn Quốc triển khai, nhưng hãng tin Yonhap cho biết, tên lửa đầu đạn hạt nhân này có thể phóng trúng các địa điểm trong tầm 625 km.
Các tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp không nằm trong thỏa thuận giữa Mỹ - Hàn nhằm giới hạn tầm bắn của tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc.
Hàn Quốc đang gây sức ép để mở rộng tầm bắn của tên lửa sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa vào tuần qua.
Mỹ và Hàn Quốc được cho là đang sắp đạt được thỏa thuận về việc xem xét lại giao kèo năm 2001 nhằm giới hạn tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn trong tầm 300km.
Mỹ có hơn 28000 lính đồn trú tại Hàn Quốc và đảm bảo rằng một chiếc triển khai 'ô hạt nhân' trong trường hợp có chiến tranh. Đổi lại, Seoul phải chấp thuận các giới hạn về tiềm lực tên lửa.
Theo dữ liệu của Seoul, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa Scud có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, và khả năng có thể vươn tới lãnh thổ Nhật trong một số trường hợp.
Khoảng 200 tên lửa Rodong-1 có thể bắn tới Tokyo. Thêm vào dods, Triều Tiên đã có ba lần phóng thử tên lửa tầm xa Taepodong.
Tên lửa Triều Tiên trình diễn trong hôm duyệt binh vào Chủ nhật vừa qua |
Trong khi đó, thông tin từ một trang báo về quốc phòng cho hay các quan chức LHQ đang điều tra các cáo buộc rằng Trung Quốc đã cung cấp công nghệ cho máy phóng tên lửa của Triều Tiên, việc này có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ.
Tuần báo Quốc phòng IHS Jane's trích lời một quan chức cấp cao thân với ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ rằng một nhóm các chuyên gia đã 'biết về tình hình và có thể sẽ theo đuổi việc điều tra'.
Ủy ban này có nhiệm vụ giám sát các vụ vi phạm các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Trong lễ duyệt binh hôm Chủ nhật vừa qua tại Bình Nhưỡng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã trình diễn một bệ phóng 16 bánh có vẻ như đã mang một tên lửa tầm trung.
Tờ IHS Jane's cho rằng trước đó Trung Quốc có vẻ như đã cung cấp thiết kế hoặc thiết bị hiện tại cho Triều Tiên.
Trang báo này cho rằng hệ thống lắp ống phóng (TEL) có vẻ như dựa trên một thiết kế của Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc.
Tùy thuộc vào thiết bị - hoặc thiết kế của thiết bị - được chuyển giao cho Triều Tiên theo cách nào, Trung Quốc có thể bị coi là vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ sau khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa năm 2006 và 2009.
Hàn Quốc triển khai tên lửa "phủ kín" Triều Tiên
Seoul vừa triển khai loại tên lửa hành trình
mới có khả năng tiêu diệt các tên lửa hay căn cứ hạt nhân của Triều
Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng lại nói về một cuộc "thánh chiến".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay công bố một đoạn video cho thấy việc phóng thử các tên lửa hành trình mới, AFP đưa tin. Bộ này khẳng định các tên lửa do Hàn Quốc tự chế tạo có thể bắn trúng bất cứ nơi nào ở Triều Tiên.
"Với khả năng này, quân đội của chúng ta sẽ trừng phạt nghiêm khắc và
triệt để đối với những hành động khiêu khích liều lĩnh của Triều Tiên,
đồng thời duy trì sự sẵn sàng", thiếu tướng Shin Won-sik, chịu trách
nhiệm hoạch định chính sách ở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho hay.
Thông tin chi tiết về tầm bắn của loại tên lửa này không được tiết lộ, nhưng hãng tin Yonhap
của Hàn Quốc cho rằng nó có thể vươn tới mục tiêu ở cách xa hơn 1.000
km. Ông Shin cũng không cho biết tên của loại tên lửa hành trình mới vì
lý do bảo mật. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã bắt đầu chế tạo tên lửa đất đối
đất Hyunmu-3C với tầm bắn lên tới 1.500 km từ năm 2010. Các phiên bản
trước đó như Hyunmu-3A và Hyunmu-3B, với tầm bắn lần lượt là 500 và
1.000 km, đã được đưa vào hoạt động.
Hình vẽ mô tả tầm bắn của tên lửa hành trình Hyunmu-3C. Đồ họa: Yonhap
Các tên lửa hành trình không nằm trong hiệp định Mỹ - Hàn về việc hạn
chế tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Hàn Quốc. Washington và Seoul được
cho là sắp nhất trí nối lại thỏa thuận năm 2001 về việc hạn chế tầm bắn
tên lửa đạn đạo Hàn Quốc trong vòng 300 km và trọng lượng khoảng 500 kg.
Hiệp định này chỉ áp dụng với các tên lửa đạn đạo tốc độ cao và bay tự
do, chứ không áp dụng với các vũ khí hành trình chậm và bay ở tầm thấp.
Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú ở Hàn Quốc và bảo đảm một "chiếc ô hạt
nhân" trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Đổi lại điều này, Hàn Quốc
chấp nhận hạn chế năng lực của các tên lửa mà nước này sở hữu.
Cùng với loại tên lửa hành trình mới kể trên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc
cũng triển khai một tên lửa đạn đạo chiến thuật mới với tầm bắn 300 km.
Loại tên lửa này được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với loại tên lửa tương
tự do Mỹ phát triển.
Theo thiếu tướng Shin, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc quyết định tuyên bố
công khai việc triển khai của hai tên lửa là nhằm thể hiện sự sẵn sàng
trong việc bố trí phòng thủ chặt chẽ, để đối phó với những hiểm họa tên
lửa từ Triều Tiên. Tuyên bố của bộ này cũng được đưa ra trong bối cảnh
giới chức và các nhà phân tích Hàn Quốc cảnh báo rằng Triều Tiên có thể
tiếp tục có những hành động khiêu khích, bao gồm cả một cuộc thử hạt
nhân.
Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa Scud có khả năng tấn công các mục
tiêu tại Hàn Quốc, đồng thời cũng có thể vươn tới lãnh thổ Nhật Bản
trong một số trường hợp, dữ liệu quân sự Hàn Quốc cho hay. Bình Nhưỡng
còn có 200 tên lửa Rodong-1 có thể bay tới Tokyo. Triều Tiên cũng 3 lần
thử nghiệm các tên lửa tầm xa Taepodong.
Hôm 13/4, Triều Tiên phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) từ tây bắc nước
này để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh-3 vào quỹ đạo, nhằm phục vụ mục đích
nghiên cứu và dự báo thời tiết. Tuy nhiên, Ngân Hà-3 nổ tung không lâu
sau khi được phóng lên. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản phản đối hoạt động này
vì cho rằng nó thực chất là một cuộc thử tên lửa tầm xa.
Trong một diễn biến khác, Bình Nhưỡng hôm nay yêu cầu Seoul xin lỗi
vì những hành vi "xúc phạm" trong thời gian Triều Tiên tổ chức hàng loạt
sự kiện quan trọng vừa qua, bằng không sẽ phải đối mặt với "một cuộc
thánh chiến". Tuyên bố của Triều Tiên nhằm vào phát biểu mới đây của
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, khi ông cho rằng 850 triệu USD chi
phí phóng tên lửa Ngân Hà-3 có thể đổi được 2,5 triệu tấn ngũ cốc.
Hàn Quốc triển khai tên lửa hủy diệt chống Triều Tiên
Thứ năm 19/04/2012 15:12
Hàn Quốc đã triển khai tên lửa hành trình mới có khả năng phá hủy các mục tiêu tên lửa và cơ sở hạt nhân tại bất kỳ nơi nào ở Triều Tiên.
Tên lửa Hàn Quốc tại bảo tàng ở Seoul.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày hôm nay (19.4) ra mắt một đoạn băng video về vụ phóng thử tên lửa này, nói rằng chúng có thể tấn công "bất cứ nơi nào" ở Triều Tiên.
"Với những khả năng như vậy, quân đội chúng tôi sẽ nghiêm khắc và triệt để trừng phạt những hành động khiêu khích thiếu thận trọng của Triều Tiên, trong khi vẫn duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu" - Thiếu tướng Shin Won-Sik phát biểu với báo giới. Mặc dù Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không tiết lộ tầm bắn, song hãng tin Yonhap nói rằng tên lửa hành trình mới có khả năng hoạt động trong phạm vi hơn 1.000km. Tên lửa hành trình không nằm trong các điều khoản thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc trong đó hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo của Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi tên lửa sau vụ phóng vệ tinh bất thành của Triều Tiên tuần trước. Theo đó, đồng minh Mỹ-Hàn được cho là sắp đạt được nhất trí sửa đổi thỏa thuận năm 2001, hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo Hàn Quốc chỉ đến 300km. Triều Tiên hiện có khoảng 600 tên lửa Scud có khả năng bắn tới các mục tiêu ở Hàn Quốc và lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn sở hữu 200 tên lửa Rodong-1 khác có khả năng vươn tới Tokyo. Triều Tiên cũng đã 3 lần phóng thử tên lửa tầm xa Taepodong. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét