CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996               CHI HỘI THƯƠNG BINH TINH NGHĨA 282 lê lợi Liên hệ: 0313840668-0934563996                                  TIN TỔNGHỢP                     GIÃ SỬ                         QUÂNSỰ                    CHUYỆN LẠ              WEB                                    

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Tên lửa BrahMos – 20 năm nữa vẫn không có đối thủ

Tin Tức Quốc Tế
Tin Biển Đông VN
Ngôi Sao

“Những thứ (vũ khí có khả năng) tương tự như BrahMos vẫn chưa được chế tạo và vì thế 20 năm nữa vẫn không có kẻ thù nào có thể đánh chặn được tên lửa BrahMos của chúng ta”, A Sivathanu Pillai – nhà khoa học Ấn Độ được coi là “cha đẻ” của loại tên lửa siêu thanh này khẳng định.


BrahMos, tên lửa hành trình siêu âm duy nhất của thế giới và là biểu tượng của sức mạnh quân sự của Ấn Độ thực chất là kết quả của một dự án hợp tác giữa nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ và Nga. Chủ trì thực hiện dự án này là Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO Mashinostroyeniya của Nga. Tên lửa BrahMos có khả năng tàng hình (hạn chế bị phát hiện bởi radar), có tầm bắn 290 km và đạt tốc độ từ Mach 2.8 to 3 (nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh).

"Cho đến nay, những thứ tương tự như BrahMos vẫn chưa được chế tạo và vì thế, 20 năm nữa vẫn không có kẻ thù nào có thể đánh chặn được loại tên lửa này của chúng ta”, A Sivathanu Pillai, nhà khoa học, Tổng giám đốc điều hành và chuyên gia nghiên cứu phát triển của dự án BrahMos Aerospace, tuyên bố về tương lai của sự phát triển mang tính biểu tượng trong công nghệ tên lửa do Ấn Độ và Nga cùng hợp tác chế tạo.

Ông Pillai, người được vinh danh là “cha đẻ của BrahMos” tiết lộ rằng công nghệ tên lửa là 1 trong 10 lĩnh vực công nghệ chủ chốt “có bước phát triển vượt bậc” để có thể đảm bảo an ninh quốc gia và tương lai tươi sáng cho Ấn Độ.

Trong cuốn sách có tiêu đề “Những ý tưởng cho thay đổi: Chúng ta có thể làm được”, được chấp bút bởi 2 nhà khoa học nổi danh nhất của Ấn Độ, các tác giả khuyến khích giới trẻ nước này  "tái khẳng định sự thông thái khoa học có truyền thống” của đất nước và “dốc sức” làm việc để xây dựng tương lai cho Ấn Độ trong kỷ nguyên sắp tới khi mà thế giới công nghệ  sẽ giao thoa và kết hợp chặt chẽ với nhau.

"Chúng ta có thể tự hào rằng BrahMos, loại tên lửa hành trình siêu thanh duy nhất trên thế giới là sản phẩm của sự hợp tác Nga - Ấn và là sản phẩm Ấn Độ đóng góp toàn bộ các công nghệ quan trọng như: Dẫn đường, điện tử hàng không, phần mềm và các thành phần khác… đã sẵn sàng để cung cấp cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Riêng phiên bản dành cho Không quân sẽ ra đời sau vài năm nữa”, ông Pillai tiết lộ trong một buổi trả lời phỏng vấn báo chí.

Phiên bản Không chống hạm của BrahMos có thể gắn trên tiêm kích Su-30MKI

Cái tên BrahMos của loại tên lửa này được ghép từ tên 2 con sông nổi tiếng là sông Brahmaputra của Ấn Độ và sông Moskva của Nga.

Ngoài các phiên bản hiện có, thành tựu mới nhất của Ấn Độ là đã phóng thử thành công một phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ tàu ngầm nguyên tử (trong phòng thí nghiệm) nhưng chưa được thử nghiệm thực tế bởi Ấn Độ chưa có tàu ngầm loại này.

Mới đây, Ấn Độ cũng đang nghiên cứu mẫu tên lửa BrahMos siêu thanh mới  và khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc Mach 5,26.

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk (của Mỹ). Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều vì thế chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh và gần.

Dù mục đích chính của BrahMos là tên lửa chống tàu nhưng nó cũng có thể dùng để đánh vào các mục tiêu cố định trên đất liền. Nó có thể được phóng thẳng đứng hay nghiêng và có thể bẻ một vòng 360 độ. BrahMos có thể phóng từ đất liền, trên tàu, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước. Mẫu phóng từ trên không có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng. BrahMos được thiết kế cơ bản có thể gắn trên tiêm kích Su-30MKI.

Tên lửa BrahMos có thể phóng thẳng đứng từ tàu khu trục tên lửa INS Ranvir lớp Rajput của Hải quân Ấn Độ

Hiện nay tên lửa BrahMos có các biến thể: Hạm đối hạm (đã triển khai); Hạm đối đất (đã triển khai); Đất đối đất (đã triển khai); Đất đối hạm (đã thử nghiệm xong); Không đối hạm (đang phát triển); Không đối đất (đang phát triển); Tàu ngầm đối hạm (đang phát triển); Tàu ngầm đối đất (đang phát triển).

Ấn Độ và Nga dự tính chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos trong vòng 10 năm tới và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè.

Video các vụ phóng thử những phiên bản khác nhau của tên lửa BrahMos:

Không có nhận xét nào: