Trung Quốc có nhiều động thái gây quan ngại trong sản xuất vũ khí, xây dựng lực lượng xe tăng, pháo và tổ chức diễn tập quy mô lớn...
Trung tuần tháng 6 vừa qua, tuần báo "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga đăng bài viết "Trung quốc chuẩn bị tốt cho chiến tranh lớn - Quân đội Trung Quốc thay thế vũ khí hiện đại, tổ chức diễn tập mang tính tấn công" của tác giả Alexander Khramchikhin, phó viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Nga.
Bài viết cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đã thử nghiệm các loại trang bị cùng một cấp, lựa chọn lấy thứ tốt, cải tiến những hạn chế. Những hàng mẫu thử nghiệm này thực sự được sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Trên phương diện này, Trung Quốc tuân theo nguyên tắc "ném đá dò đường qua sông".
Sau khi đạt được thành quả tốt nhất như ý muốn, tiếp theo sẽ chuyển vào sản xuất quy mô lớn hàng mẫu thành công nhất với quy mô lớn tới mức Nga và châu Âu không ngờ tới.
Bài viết cho rằng, nếu Trung-Mỹ bùng nổ xung đột quân sự, nó sẽ xảy ra trên biển và trên không. Điều tương ứng, báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất tới sự phát triển của Không quân Trung Quốc. Lục quân Trung Quốc cũng đang có tiến trình tương tự như hải, không quân: Duy trì về số lượng, đồng thời chất lượng cũng dần được Bắc Kinh chú trọng.
Bài viết chỉ ra, mặc dù đã giải trừ quân bị lớn vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân có quân số nhiều nhất thế giới.
Bài viết cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đã thử nghiệm các loại trang bị cùng một cấp, lựa chọn lấy thứ tốt, cải tiến những hạn chế. Những hàng mẫu thử nghiệm này thực sự được sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Trên phương diện này, Trung Quốc tuân theo nguyên tắc "ném đá dò đường qua sông".
Sau khi đạt được thành quả tốt nhất như ý muốn, tiếp theo sẽ chuyển vào sản xuất quy mô lớn hàng mẫu thành công nhất với quy mô lớn tới mức Nga và châu Âu không ngờ tới.
Bài viết cho rằng, nếu Trung-Mỹ bùng nổ xung đột quân sự, nó sẽ xảy ra trên biển và trên không. Điều tương ứng, báo chí Mỹ và phương Tây cũng quan tâm nhất tới sự phát triển của Không quân Trung Quốc. Lục quân Trung Quốc cũng đang có tiến trình tương tự như hải, không quân: Duy trì về số lượng, đồng thời chất lượng cũng dần được Bắc Kinh chú trọng.
Bài viết chỉ ra, mặc dù đã giải trừ quân bị lớn vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc vẫn là đội quân có quân số nhiều nhất thế giới.
Xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 99 Trung Quốc |
Để ứng phó với chiến tranh quy mô lớn, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 4.000 xe tăng Type 96 và Type 99, hơn nữa đang tiến hành thay thế cũ-mới hoàn toàn. Tức là đổi mới triệt để chất lượng không phải trả giá bằng hy sinh số lượng.
Xe tăng Type 96/96A đã được Bắc Kinh biên chế cho toàn bộ 7 đại quân khu của Trung Quốc, Type 99 hiện chỉ biên chế ở 3 đại quân khu là Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu, nhưng cũng sẽ từng bước biên chế cho toàn bộ các đại quân khu.
Bài viết cho rằng, hiện Trung Quốc chế tạo được dòng xe chiến đấu đổ bộ đứng đầu là xe chiến đấu bộ binh WZ-502 (tức là ZBD-04). WZ-502 đã lắp ráp tháp pháo BMP-3 của Nga, đã có 300 xe chiến đấu bộ binh loại này trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến, việc sản xuất còn đang được tiếp tục tiến hành. Nhưng sau đó Quân đội Trung Quốc phát hiện, tính đổ bộ đã làm yếu tính phòng hộ, do đó đã đưa ra phiên bản cải tiến mới là WZ-502G.
Tăng cường phòng hộ bọc thép đã làm giảm năng lực lội nước của xe chiến đấu bộ binh. Nhưng theo số liệu của Trung Quốc, tháp pháo và phần trước thân xe WZ-502G có thể chịu được sự tấn công của đạn xuyên giáp 30 mm ngoài 1 km, mặt bên thân xe có thể chịu được sự tấn công của đạn 14,5 mm ngoài 200 m.
Xe chiến đấu bộ binh bánh xích ZBD-04 (hay còn gọi là WZ-502) Trung Quốc |
Ngoài xe chiến đấu bộ binh kiểu mới nhất, các loại xe vận chuyển binh lính bọc thép và xe bọc thép cũng trang bị cho Quân đội Trung Quốc. Trong đó có "xe chống mìn chống phục kích" (MRAP) sử dụng để tác chiến chống phục kích.
Trung Quốc phát triển pháo nhanh chóng, chẳng hạn pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 đang trang bị cho quân đội (đã tiếp nhận ít nhất 250 khẩu).
Bài viết cho rằng, hỏa tiễn/rocket là vũ khí truyền thống của Lục quân Trung Quốc. Trung Quốc đã chế tạo được nhiều rocket phóng loạt trên nền tảng vũ khí của Liên Xô. Hệ thống rocket phóng loạt có uy lực lớn nhất và tầm phóng xa nhất trên thế giới là Vệ Sĩ-2 (WS-2) do Trung Quốc chế tạo. Tầm phóng phiên bản ban đầu là 200 km, phiên bản cải tiến Vệ Sĩ-2D (WS-2D) đạt 350-400 km. Bất kể rocket của Mỹ hay Nga đều không bằng WS-2 về chỉ tiêu kỹ chiến thuật.
Nói chung, sử dụng rocket tấn công các mục tiêu diện tích lớn trên mặt đất sẽ hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng lực lượng hàng không, hơn nữa không có rủi ro tổn thất quá nhiều máy bay và phi công, cũng không phải hao phí nhiên liệu quá đắt.
Sẽ chỉ tiêu hao một số đạn dược, trong khi đó đạn rocket rẻ hơn nhiều đạn hàng không. Còn hạn chế về độ bắn trúng của rocket thì có thể bù đắp bằng việc sử dụng đạn rocket có số lượng nhiều hơn trong một lần phóng.
Pháo tự hành 155 mm kiểu PLZ-05 Trung Quốc |
Ngoài ra, mỗi hệ thống phóng WS-2 đều có một máy bay trinh sát không người lái, có thể tiếp tục nâng cao độ bắn trúng. Về uy lực tác chiến, rocket cũng đã vượt xa tên lửa chiến thuật, giá cả rocket cũng thấp hơn. So với lực lượng hàng không và tên lửa chiến thuật, hạn chế chính của rocket là tầm phóng không đủ, nhưng Trung Quốc hiện đã loại bỏ được hạn chế này.
Mãi đến gần đây, thiếu máy bay trực thăng tấn công thực sự đều được cho là điểm yếu của Lục quân Trung Quốc. Nhưng đến nay, vấn đề này đã được giải quyết - máy bay trực thăng tấn công/vũ trang Z-10 sử dụng công nghệ của Nga và phương Tây đã bàn giao, biên chế cho Quân đội Trung Quốc (đã có 60 chiếc, còn đang tiếp tục sản xuất).
Quy mô diễn tập quân sự chưa từng có
Bài viết cho rằng, hoạt động diễn tập của Lục quân Trung Quốc rất đáng quan tâm.
Tháng 9 năm 2006, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập giữa Đại quân khu Thẩm Dương và Đại quân khu Bắc kinh có quy mô chưa từng có. Hai đại quân khu này có thực lực mạnh nhất trong 7 đại quân khu của Trung Quốc, kề sát với biên giới miền đông nước Nga.
Năm 2009, Trung Quốc lại triển khai diễn tập quân sự quy mô lớn nhất trong lịch sử mang tên "Vượt qua-2009" ở 4 đại quân khu lớn là Thẩm Dương, Lan Châu, Tế Nam và Quảng Châu.
Rocket phóng loạt WS-2D Trung Quốc |
Rõ ràng, phương cán của các cuộc diễn tập nêu trên không có liên quan đến "tấn công Đài Loan" hoặc đáp trả sự tấn công tiềm năng của Mỹ. Hành động "đoạt lấy Đài Loan" phải là đổ bộ trên biển-trên không, diện tích khu vực tác chiến của Lục quân trên đảo rất nhỏ, đông-tây rộng không tới 150 km, vì vậy không thể đánh chớp nhoáng hàng ngàn km.
Ngoài ra, Đại quân khu Nam Kinh gần Đài Loan nhất cũng chưa tham gia diễn tập. Trong khi đó, các cuộc tấn công của Mỹ chỉ có thể phát động từ trên biển và trên không, sử dụng vũ khí độ chính xác cao để tấn công các cơ sở quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Do Quân đội Trung Quốc có ưu thế quân số khổng lồ, tấn công trên bộ có nghĩa tự diệt vong.
Báo Trung Quốc tự tin cho rằng, "Trung Quốc không thể bị nước khác tấn công, bởi vì hành động này của nước khác không khác gì tự sát". Vì vậy, triển khai diễn tập quy mô chiến lược không phải là để phòng thủ. Những hoạt động diễn tập này là những hành động mang tính tấn công.
Máy bay trực thăng tấn công Z-10 Trung Quốc |
Lữ đoàn pháo binh Đại quân khu Thành Đô diễn tập (ảnh tư liệu) |
Pháo tự hành PLZ-07 tham gia duyệt binh Quốc khánh năm 2009 Trung Quốc |
Pháo binh Đại quân khu Tế Nam diễn tập. |
Quân đội Trung Quốc diễn tập - tấn công hỏa lực |
Theo GDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét